Mục lục Chia sẻ
Sale Funnel là một thuật ngữ khá xa lạ đối với nhiều người, tuy nhiên nó lại đóng một vai trò khá quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, Unica sẽ giúp bạn tìm hiểu Sale Funnel là gì và những vấn đề bạn cần biết về Sale Funnel. Hãy cùng tham khảo ngay bạn nhé!
Bạn đang xem: sale funnel là gì
>> Tìm hiểu về 7 bước trong quy trình bán hàng giúp đạt thành công 100%
>> Tổng hợp những nghệ thuật bán hàng đỉnh cao dành cho dân kinh doanh
Sale Funnel là gì?
Định nghĩa về Sale Funnel được hiểu một cách khá đơn giản như sau: “Sale Funnel (hay có tên gọi khác là Phễu bán hàng) là một quá trình hoặc một hệ thống được sử dụng để thực hiện bán hàng trong khi xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng lâu dài với số lượng lớn những người đến xem trang web của bạn”.
Ý tưởng về “phễu bán hàng” hay “Sale Funnel” hay “Purchase Funnel” đã xuất hiện ngay cả trước khi có Internet (tức là vào khoảng năm 1898). Lúc này, phễu bán hàng được hiểu là các hoạt động cơ bản của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, với sự phát triển khoa học – công nghệ vượt bậc hiện nay, Sale Funnel được xem như là một quá trình hoặc một hệ thống được sắp xếp hợp lý hoạt động với sự trợ giúp của các công cụ tự động. Bằng cách sử dụng các công cụ và nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp, bạn có thể nhanh chóng tạo ra và gia tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách dễ dàng.
Sale Funnel hay có tên gọi khác là Phễu bán hàng
Vai trò của Sale Funnel trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Phễu bán hàng mô phỏng quá trình chuyển đổi tiềm năng mua hàng thành hành động mua hàng. Càng xuống phía dưới của phễu, tiềm năng khách hàng mua hàng càng cao. Đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ có định danh riêng đối với từng vị trí trong phễu bán hàng, cụ thể như sau:
– Khách hàng truy cập (Visitor): Sau khi xác định khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ triển khai các hoạt động Marketing để tác động tới nhóm khách hàng này vào website của doanh nghiệp. Khi đó, họ trở thành khách truy cập. – Khách tiềm năng (Lead): Đây là những khách hàng thường xuyên truy cập vào website của doanh nghiệp. Họ yêu thích, hứng thú với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. – Khách tiềm năng chất lượng (Qualified Lead): Đây là những khách hàng tiềm năng có “tín hiệu” rõ ràng về việc muốn mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. – Khách hàng (Customer): Là những người đã hoàn tất việc mua hàng.
>> Lead trong Marketing là gì? Phân biệt Qualified Lead của Marketing và Sales
Đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ có định danh riêng đối với từng vị trí trong Sale Funnel
Một Sale Funnel (Phễu bán hàng) là một quy trình dẫn dắt, giáo dục, chia sẻ giá trị của doanh nghiệp kinh doanh để biến “khách hàng mục tiêu” trở thành “khách hàng trung thành” của doanh nghiệp. Bằng cách xây dựng phễu bán hàng cho một hệ thống, ở từng bước một trong phễu, bạn có thể dễ dàng thu thập dữ liệu về hành vi khách hàng tại mỗi bước để nhằm mục đích biết chính xác những gì doanh nghiệp của bạn có thể làm và lôi kéo khách hàng mục tiêu. Điều này giúp doanh nghiệp của bạn tối ưu phễu bán hàng mà không phải đoán mò hay đưa ra các dự đoán nữa. Đây là một trong những bước vô cùng quan trọng trên hành trình học bán hàng giúp bạn có thể chinh phục khách hàng thành công và bùng nổ doanh số.
Sale Funnel hoạt động như thế nào?
Một điều bạn cần lưu ý khi doanh nghiệp của bạn triển khai hoạt động Sale Funnel là doanh nghiệp của bạn phải đảm bảo tồn tại 2 yếu tố: Doanh nghiệp của bạn cần có thị trường khách hàng mục tiêu và phạm vi, quy mô hoạt động của doanh nghiệp bạn có thể là ở một địa phương, quốc gia hay trên thế giới nhưng doanh nghiệp của bạn luôn có khách hàng lý tưởng để phục vụ. Sau khi bạn đã đảm bảo được 2 yếu tố trên, hãy cùng Unica khám phá xem phễu bán hàng hoạt động như thế nào nhé.
Đọc thêm: Mách bạn RTB – cuộc cách mạng quảng cáo trực tuyến Lưu
Tạo ra nhận thức về sự tồn tại của bạn đến với khách hàng mục tiêu Đây là công việc đầu tiên bạn cần làm, khi khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến biết đến sự tồn tại của bạn, tiếp đó, họ sẽ biết đến doanh nghiệp của bạn và bắt đầu tìm hiểu thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Lúc này bạn sẽ có cơ hội tiếp cận và chuyển đổi họ thành những khách hàng tiềm năng. Một vấn đề đặt ra đó là: Tiếp cận với khách hàng mục tiêu và tăng mức độ nhận biết của họ với bạn bằng cách nào? Điều bạn cần làm đó là xác định được hành vi của họ và đưa ra những phương hướng tiếp cận phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách đơn giản và nhanh chóng nhất:
– Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là những người thường xuyên tham gia vào các diễn đàn, bạn cần phải tham gia vào các diễn đàn đó và tiếp cận với họ thông qua những bình luận, trao đổi,… hay bạn có thể viết một bài viết lên Blog nói về một vấn đề nào đó mà khách hàng của bạn đang quan tâm để cho họ biết rằng, bạn hay doanh nghiệp bạn đang nghiên cứu và đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề đó.
– Nếu khách hàng lý tưởng của bạn đa số là người thường xuyên sử dụng Facebook bạn cần phải có tài khoản Facebook và bắt đầu những hoạt động như Live Stream trên Facebook, Youtube để gia tăng khả năng tiếp cận với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bạn thì các khóa học marketing sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.
– Nếu khách hàng lý tưởng của bạn không sử dụng Internet, bạn vẫn cần phải ở nơi họ đang ở. Họ có đang nghe Radio không? Xem kênh TV nào không? Có thuộc một cộng đồng nào đó không?…hãy tiếp cận với khách hàng của bạn thông qua những kênh truyền thông đó.
Thu thập thông tin liên lạc của khách hàng lý tưởng Sau khi đã tiếp cận được với khách hàng mục tiêu, bạn sẽ tiến hành trò chuyện với khách hàng lý tưởng của bạn, luôn giữ tâm thức trong tâm trí của họ về công việc của bạn. Bên cạnh đó, hãy “tranh thủ” thu thập thông tin của họ, ví dụ như có thể lấy được email của họ chỉ đơn giản là kêu gọi với tiêu đề dạng như “Để lại email để nhận bài viết mới hàng tuần”,…
Khoá học hấp dẫn tại UNICA
>>> Khởi nghiệp kinh doanh online với số vốn 0 đồng
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng lý tưởng của bạn Sau khi bạn đã có trong tay tập khách hàng tiềm năng, bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu về họ và bắt đầu nói chuyện với họ, xây dựng mối quan hệ với họ. Thông qua đó, hãy tìm hiểu xem nhu cầu của họ, vấn đề của họ, ham muốn của họ. Bạn nên đặt mình vào vị trí của khách hàng để có thể thấu hiểu họ và xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp. Hãy trả lời một số câu hỏi dưới đây để có thể hiểu hơn khách hàng của mình: Khi bạn mua hàng, bạn có thể dành hàng giờ để nghiên cứu, đọc bài đánh giá, xem video review hay hỏi bạn bè trước khi đưa ra quyết định mua hay không? Đặc biệt, nếu bạn được một người bạn bè đáng tin cậy giới thiệu cho bạn thì sao?… Bằng cách trao giá trị cho khách hàng, bạn có thể dễ dàng xây dựng lòng tin, sự tin tưởng về bạn trong tâm trí của họ. Bạn có thể trao giá trị bằng cách:
– Cung cấp thông tin có giá trị cho họ – Chia sẻ bài viết hữu ích, câu chuyện sâu sắc, đánh giá sản phẩm, nhắc nhở và trả lời câu hỏi của họ – Ngay cả khi không phải câu chuyện của bạn, bài viết của bạn, nhưng nếu hữu ích cho khách hàng mục tiêu của bạn, hãy chia sẻ chúng
Bằng cách trao giá trị cho khách hàng, bạn có thể dễ dàng xây dựng lòng tin từ khách hàng và bán sản phẩm, dịch vụ của mình
Cung cấp giải pháp dạng trả phí (hỏi để bán) Nếu bạn đã hoàn tất những công việc trên một cách tốt nhất thì bây giờ là lúc bạn đề xuất một giải pháp (sản phẩm hoặc dịch vụ) để giải quyết vấn đề cụ thể của họ. Tuy ở những bước đầu tiên, bạn có thể chưa thể bán hàng cho khách hàng tiềm năng của bạn nhưng bạn nên nhớ đừng bỏ cuộc nhé. Hãy cứ tiếp tục gửi nội dung hữu ích, có tính giáo dục, giải trí và thông tin giá trị là được và tiếp tục trả lời những thắc mắc của họ. Sau khi bạn bán được cho họ, họ sẽ trở thành khách hàng của bạn. Họ có tiếp tục mua các giải pháp tiếp theo của bạn hay không thì tất cả phụ thuộc vào bạn. Đây là quá trình cần sự kiên trì và cố gắng rất nhiều của bạn.
Duy trì mối quan hệ với khách hàng, khiến khách hàng hài lòng Bạn đã có khách hàng, điều này chứng minh rằng bạn đã đưa một người từ đầu phễu xuống gần cuối phễu rồi. Bây giờ là lúc bạn cần phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp đó với khách hàng và bắt đầu tối đa hóa giá trị lâu dài của khách hàng bằng cách giới thiệu thêm giải pháp trong nhiều tháng, năm tiếp theo. Bạn cần phải tiếp tục giúp khách hàng của bạn giải quyết các vấn đề của họ trong nhiều năm tới. Điều này sẽ giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận một cách tốt nhất. Một điều bạn cần lưu ý đó là bạn nên tập trung vào từng giai đoạn cụ thể để tối đa hóa hiệu suất làm việc của phễu bán hàng.
Hơn nữa, bạn cũng có thể tham khảo thêm khóa học “Trở thành Siêu bán hàng với Bộ câu hỏi bán hàng ma thuật” của giảng viên Nhàn Katherine trên unica.
Nên xem: Kiến thức mới Nhân viên sale thị trường là gì? có khác Nhân viên sale?
Khóa học “Trở thành Siêu bán hàng với Bộ câu hỏi bán hàng ma thuật”
Khóa học được học theo hình thức online, cung cấp bộ câu hỏi bán hàng ma thuật để bạn luôn thành công trong mọi cuộc giao dịch dù là bán hàng online hay gọi điện, trực tiếp gặp mặt. Không những thế, bạn sẽ nhanh chóng trở thành một người siêu bán hàng giỏi với mức thu nhập cao.
>>> Click học ngay <<<
Chắc hẳn đến đây bạn đã hiểu được Sale Funnel là gì và tầm quan trọng của nó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào. Hy vọng rằng, thông qua bài viết trên, Unica đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích nhất giúp bạn khai thác một kỹ năng bán hàng hiệu quả, gia tăng lợi nhuận nhanh chóng.
Nếu bạn là một sale bất động sản thì ngoài kiến thức về kỹ năng, tuyêt chiêu bán hàng thì bạn cũng cần bổ sung thêm kiến thức về học Bất động sản để thuyết phục khách hàng của mình về kinh doanh đất đai.
Chúc bạn thành công
Đánh giá : 1 2 3 4 5 Tags: Sale Chăm sóc khách hàng
Bài liên quan
-
5 Mẫu Email gửi khách hàng chất lượng nhất bạn nên tham khảo
-
Cold-calling là gì? Kịch bản chào hàng qua điện thoại đạt hiệu quả cao
-
Những yếu tố tạo nên một chuyên viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
-
Bật mí cách bán hàng trên Amazon kiếm hàng tỉ đồng chỉ với 5 bước cơ bản
-
Top 10 kỹ năng chốt sale đỉnh cao bách phát, bách trúng
-
Sale Marketing là gì? Phân biệt “Sale” và “Marketing”