- Sales Logistics là gì?
- Mức lương hiện tại của một nhân viên Sales Logistics
- Một nhân viên Sales Logistics cần những gì?
- Lộ trình thăng tiến với một nhân viên Sales Logistics
- Cách Sales Logistics hiệu quả – Lưu ý dành cho người mới vào ngành
- Làm thế nào để Sales Logistics hiệu quả?
- Một vài “tips” nhỏ mà MASIMEX gợi ý cho bạn để Sales hiệu quả
- Vậy Sales Logistics làm thế nào để có lượng khách hàng tiềm năng khủng?
- Các web thông tin công ty doanh nghiệp
- Sử dụng Google – công cụ tìm kiếm miễn phí
- Sử dụng mạng xã hội một cách thông minh
- Hội chợ, triển lãm
- Tận dụng các mối quan hệ
Trong ngành Logistics và Supply Chain, vị trí Sales Logistics vẫn luôn được coi là vị trí cốt yếu và đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, để làm được vị trí này không dễ dàng như bạn nghĩ. Bài viết dưới đây của trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu thực tế MASIMEX sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về vị trí này.
Sales Logistics là gì?
Sales Logistics là một vị trí quen thuộc và chủ chốt trong ngành Logistics và Chuỗi cung ứng. Nhân viên kinh doanh cước vận tải có thể làm việc trong một công ty Forwarder hoặc làm trong hãng tàu/hãng hàng không. Tùy vào việc làm ở đâu mà mô tả công việc cho vị trí này sẽ có đôi chút khác biệt.
Bạn đang xem: sale logistics là gì
- Nhân viên kinh doanh cước vận tải trong hãng tàu/hãng hàng không:
- Thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của hãng, cung cấp giá cước và các chi phí liên quan, lịch tàu/máy bay, hỗ trợ khách hàng trong quá trình đóng hàng, đưa hàng xuống tàu/máy bay, hoàn tất chứng từ, thủ tục …
- Duy trì lượng khách hàng vốn có bằng các công việc chăm sóc khách hàng như giữ liên lạc để thường xuyên cập nhật các thông tin về nhu cầu vận chuyển, đưa ra những dịch vụ ưu đãi, support giá ưu tiên…
- Theo dõi, hỗ trợ khi có các phát sinh để đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
- Ở các vị trí cao hơn (leader, manager) người làm sales quản lý các nhóm sales, đưa ra những định hướng chiến lược, các mức độ ưu đãi với từng nhóm khách hàng, mở rộng thị trường trên khả năng và mối quan hệ của mình và sau đó bàn giao lại cho người ở dưới …
- Nhân viên Sales Logistics – kinh doanh cước vận tải trong các công ty Forwarder làm gì?
- Tìm kiếm khách hàng qua các kênh, đi gặp gỡ, chăm sóc khách hàng (có thể bao gồm café, gặp gỡ trao đổi…).
- Chào bán cước (freight) và dịch vụ all-in (trucking nội địa, hun trùng, kiểm dịch, vệ sinh, thông quan…) cho các công ty xuất (shipper hàng xuất) và nhập khẩu (consignee hàng nhập).
- Gửi báo giá, chốt để đạt mục tiêu doanh số đề ra.
- Làm việc với Lines/NVOCC check lịch tàu (frequency), giá cước (freight), phí (charges) và phụ phí (surcharges) để báo khách hàng.
- Phối hợp các bộ phận để xử lý (handle) hàng trôi chảy, xử lý các phát sinh (trouble) nếu có, cập nhật tình trạng hàng cho các shipper/consignee.
Xem thêm: Học xuất nhập khẩu ra làm gì
Mức lương hiện tại của một nhân viên Sales Logistics
Sales Logistics là vị trí chịu nhiều áp lực, đặc biệt là về doanh số, dễ bị đào thải nên nếu không tìm được khách hàng thì rất dễ chán nản. Lương cứng cho vị trí này tại các công ty Forwarder hiện nay rơi vào khoảng 5 – 7 triệu. Ngoài ra nhân viên Sales còn được hưởng thêm khoảng 15 – 30% lợi nhuận của lô hàng. Do vậy, nếu bạn có được cho mình một lượng khách hàng ổn định thì chắc chắn bạn sẽ được hưởng một mức lương tương đối cao.
Một nhân viên Sales Logistics cần những gì?
- Kiến thức nghiệp vụ:
- Có hiểu biết cơ bản về quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa, quy trình Logistics, giao nhận hàng, nắm bắt được thủ tục hải quan cho một lô hàng để tư vấn cho khách, …
- Tiếng anh giao tiếp cơ bản, ngoại ngữ khác (tiếng Trung, Hàn, Nhật, …) là một lợi thế.
- Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp, ngoại hình ưa nhìn, giọng nói dễ nghe là một lợi thế.
- Có kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt, khả năng chịu áp lực trong công việc.
- Biết sắp xếp, tổ chức công việc hiệu quả, sắp xếp thời gian, lịch trình cho khách, đảm bảo hàng hóa được giao đúng tiến độ.
- Thành thạo tin học văn phòng.
Lộ trình thăng tiến với một nhân viên Sales Logistics
Tương tự như vị trí Sales ở ngành nghề khác, Sales Logistics cũng có một lộ trình thăng tiến tương đối rõ ràng.
- Logistics Sales Trainee: đây là vị trí cơ bản nhất của Sales Logistics, chịu trách nhiệm phát triển mạng lưới khách hàng có sẵn và tìm kiếm những mối quan hệ tiềm năng mới.
- Logistics Sales Executive: sau 1 năm ở vị trí Trainee, bạn có thể lên làm ở vị trí này, khi đó, bạn có vai trò thúc đẩy việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng và thương lượng với họ để đạt tối đa hóa lợi nhuận.
- Logistics Sales Supervisor: sau 1 – 2 năm ở vị trí Executive, bạn có thể đảm nhận vị trí này. Đây là vị trí mang tính kết nối giữa đội ngũ bán hàng (Team Sales) và các vị trí quản lý cấp cao (Manager và CEO), đảm bảo việc thực thi các quyết định chính sách chiến lược từ bên trên đưa xuống đội Sales.
- Logistics Sales Manager: sau 3 – 5 năm làm ở vị trí Supervisor, bạn có thể được thăng tiến lên Manager. Đây là vị trí chịu trách nhiệm hoạch định kế hoạch cho cả đội Sales và giám sát việc hoàn thành kế hoạch này.
- Logistics Sales Director: Đây là vị trí cao nhất liên quan đến Sales Logistics, đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm lâu năm và thật vững nghiệp vụ. Tại vị trí này, bạn có trách nhiệm kiến tạo và điều phối những chiến lược sales hiệu quả, quyết định đến thành quả của cả doanh nghiệp.
Cách Sales Logistics hiệu quả – Lưu ý dành cho người mới vào ngành
Làm thế nào để Sales Logistics hiệu quả?
Trước tiên, bạn cần lưu ý các lỗi sai dễ mắc phải sau đây:
- Không hiểu rõ thế mạnh của công ty mình là ở hàng nhập hay hàng xuất
Không nên mang thế mạnh chuyên cung cấp dịch vụ Logistics hàng nhập để chào cho khách hàng có nhu cầu xuất. Việc này sẽ khiến khách hàng nghi ngờ về khả năng của công ty bạn và đương nhiên khả năng họ hợp tác cùng bạn sẽ thấp hơn.
- Không hiểu rõ công ty mình mạnh tuyến nào
Việc này cũng rất quan trọng, bởi rõ ràng là không công ty Logistics nào có thể cung cấp dịch vụ vận chuyển đi tất cả các nước trên thế giới. Việc các bạn nắm rõ thế mạnh của công ty sẽ giúp các bạn dễ dàng lựa chọn được khách hàng phù hợp với mình.
- Không hiểu rõ công ty mình có thế mạnh trong việc cung cấp dịch vụ gì
Nên xem: Chỉ bạn Sales supervisor là gì? Chân dung nghề nghiệp chi tiết nhất
Logistics là một chuỗi các hoạt động đưa hàng về kho khách hàng, nó bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau. Do vậy, không phải công ty nào cũng có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ Logistics cho khách hàng, bạn phải tự nhận ra đâu là dịch vụ cốt lõi của công ty, dựa vào đó đi chào khách.
Xem thêm: Tài liệu học về xuất nhập khẩu
Một vài “tips” nhỏ mà MASIMEX gợi ý cho bạn để Sales hiệu quả
- Hãy chân thành
Đừng quá vồ vập khi giới thiệu dịch vụ của mình với khách hàng tiềm năng. Hãy để họ cảm nhận rằng bạn là người chân thành thông qua những gì được trình bày. Nói cách khác, hãy làm cho khách hàng thấy được rằng bạn quan tâm đến nhu cầu của họ và đây không chỉ là việc chào dịch vụ đơn thuần. Nếu bạn chỉ nghĩ đến việc làm sao để chốt được với khách thì nhiều người sẽ tỏ ra e dè và không muốn tiếp tục. Do đó, đừng hành động như thể bạn không quan tâm đến lợi ích tốt nhất của khách hàng.
- Tạo một chút cảm giác cấp bách
Nếu bạn muốn chốt sales nhanh chóng, hãy tạo một chút cảm giác cấp bách về dịch vụ bạn chào.Ví dụ như thông báo về thời hạn hiệu lực hay thời hạn giảm giá, …, điều này không có nghĩa là thúc giục khách hàng mà là cố gắng cung cấp cho họ thêm một chút lý do tại sao dịch vụ của bạn là lựa chọn đúng đắn và là lựa chọn đúng đắn ngay tại thời điểm này.
- Kiểm soát được sự từ chối của khách
Bạn cần có sự chuẩn bị về sự từ chối và bác bỏ của khách hàng về dịch vụ của bạn. Nếu bạn không thể trả lời các câu hỏi mà họ đặt ra hoặc đưa ra câu trả lời không chắc chắn, thì bạn không chỉ làm chậm quá trình chốt sales mà còn làm tăng nguy cơ không bán được hàng. Vì vậy, hãy nhớ luôn trau dồi nghiệp vụ về Logistics hoặc ít nhất là có người đồng hành, ví dụ như đồng nghiệp để đảm bảo trả lời những thắc mắc của khách trong thời gian sớm nhất.
- Hiểu biết về đối thủ cạnh tranh
Hãy nhớ rằng để Sales được khách bạn phải cực kỳ hiểu rõ thế mạnh của công ty bạn, mà cũng chính là thế mạnh của bạn. Hãy chứng minh cho khách rằng bạn có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn những bên khác. Có như vậy, khách hàng mới cảm thấy tin tưởng để hợp tác với bạn.
- Suy nghĩ kỹ những gì bạn nói
Đừng nói điều gì đó mà cuối cùng khiến bạn lại không thể trả lời nó. Chỉ nên giữ cho cuộc nói chuyện tập trung vào lĩnh vực chuyên môn của bạn. Nếu có một số khía cạnh nào đó về dịch vụ mà bạn không hoàn toàn hiểu rõ, hãy tìm hiểu kỹ về chúng hoặc tránh nhắc đến nó. Bạn nên thể hiện sự chân thành và tạo mối quan hệ thân thiết nhưng bạn cũng cần duy trì sự chuyên nghiệp của mình.
- Đề nghị bán hàng
Sau khi khiến khách hàng quan tâm đến dịch vụ của bạn, đừng quên đề nghị hợp tác với họ. Đừng ngồi yên và chờ cho đến khi khách hàng tình nguyện sử dụng dịch vụ của mình. Hãy luôn là người chủ động.
Vậy Sales Logistics làm thế nào để có lượng khách hàng tiềm năng khủng?
Các web thông tin công ty doanh nghiệp
Đề xuất riêng cho bạn: Chia sẻ Marketing địa phương (Local marketing) là gì? Chiến lược marketing địa phương
Các quốc gia hiện nay đều có các trang web cung cấp thông tin doanh nghiệp, bạn có thể dễ dàng lên đây để tìm kiếm thông tin bao gồm cả số điện thoại và email.
Ở Việt Nam, bạn có thể tìm trên một số trang web sau:
- https://congtydoanhnghiep.com/
- https://trangvangvietnam.com/
- http://hosocongtyvn.com/
- …
Vậy tiếp theo sẽ làm thế nào? Hãy dựa vào thế mạnh của công ty bạn, lựa chọn khách hàng mục tiêu và sau đó là gửi email hoặc Telesales cho họ để giới thiệu về dịch vụ mà bạn cung cấp. Đương nhiên là không dễ dàng gì để họ trả lời lại bạn, nhưng nếu bạn email cho 100 người, 1000 người, chắc chắn sẽ là sẽ có người phản hồi lại.
Sử dụng Google – công cụ tìm kiếm miễn phí
Hãy gõ các từ khóa tìm kiếm, ví dụ như: danh sách doanh nghiệp nhập khẩu đồ gia dụng, danh sách công ty xuất khẩu khẩu trang y tế, …chắc chắn Google sẽ cho ra nhiều kết quả hơn bạn tưởng. Hãy tận dụng điều này để tìm kiếm thông tin doanh nghiệp, từ đó chào dịch vụ cho họ.
Sử dụng mạng xã hội một cách thông minh
Đây có thể coi là công cụ cung cấp lượng lớn khách hàng cho các Forwarder hiện nay. Bạn có thể tìm kiếm nguồn khách thông qua các nhóm và Fanpage trên Facebook, LinkedIn hay Instagram, …
Hội chợ, triển lãm
Những người đến hội chợ hoặc triển lãm là những người có nhu cầu giới thiệu sản phẩm để xuất nhập khẩu hàng hóa. Do đó, bạn hoàn toàn có thể đến đây để tìm kiếm nguồn khách cho mình. Đây thực sự là nguồn khách hàng rất tiềm năng, vì họ có nhu cầu rất rõ ràng, do vậy, chỉ cần bạn tự tin về dịch vụ của mình thì bạn hoàn toàn có thể nhận được sự hợp tác từ họ.
Tận dụng các mối quan hệ
Một nguồn khách hàng đặc biệt nữa mà bạn không thể bỏ qua đó là từ mối quan hệ của chính bạn. Khách hàng của bạn có thể là chính họ hàng của bạn, là bạn bè của bạn mà thậm chí là từ người quen với bạn bè hay họ hàng của bạn. Hãy tận dụng điều này nhé!
Bài viết trên đây của MASIMEX đã trình bày một cách tổng quan nhất về vị trí Sales Logistics. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc trong việc đưa ra định hướng công việc của mình trong tương lai.
Nếu bạn vẫn còn đang mơ hồ về ngành Xuất nhập khẩu – Logistics này, hãy đăng ký ngay một chỗ tại chương trình đào tạo xuất nhập khẩu MASIMEX, chắc chắn bạn sẽ có cho mình những cẩm nang hữu ích trước khi vào ngành cũng như cái nhìn tổng quan về ngành.