ASM là chữ viết tắt của “Area Sales Manager”, nghĩa là giám đốc bán hàng cấp khu vực. Bạn muốn hiểu rõ hơn ASM là gì thì đọc bài viết này nhé!
ASM là gì?
ASM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Area Sales Manager”, dịch ra tiếng Việt là Giám đốc bán hàng cấp khu vực hoặc giám đốc kinh doanh khu vực. Nó là một vị trí quản lý cấp cao nhưng ở cấp bậc thấp hơn so với vị trí National Sales Manager (Giám đốc kinh doanh toàn quốc) và RSM (“Regional Sales Manager” tức Giám đốc bán hàng cấp vùng/Giám đốc vùng kinh doanh). Dưới quyền họ sẽ có các vị trí:
Bạn đang xem: sale manager viết tắt là gì
- Sales Manager (giám đốc bán hàng)
- Sales Supervisor (Giám sát kinh doanh)
- Salesman (nhân viên kinh doanh)
Nếu xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp, ta sẽ có chuỗi đầy đủ:
National Sales Manager => Regional Sales Manager => Area Sales Manager => Sales Manager => Sales Supervisor => Salesman
Ví dụ: Việt Nam là một quốc gia, phần lớn các công ty – doanh nghiệp sẽ có 1 National Sales Manager.
Thị trường Việt Nam được chia thành 6 vùng/miền. Do đó, dưới trướng National Sales Manager sẽ có 6 Regional Sales Manager.
Dưới mỗi Regional Sales Manager sẽ có 4 – 6 ASM. Dưới mỗi ASM có 4 – 6 Sales Supervisor và dưới mỗi Sales Supervisor có 4 – 6 salesman.
Xem thêm: Kiến thức mới Referral marketing là gì – 4 cách triển khai tiếp thị giới thiệu
=> Nói tóm lại, ASM là vị trí quản lý ở tầm cao nhưng chưa phải là cấp bậc cao nhất. Họ dưới quyền vài người nhưng ở trên rất nhiều người!
Về cơ bản, nhiệm vụ của ASM cũng khác nhiều so với Sales Manager nhưng họ quản lý một khu vực rộng lớn hơn. Các ASM thường chịu trách nhiệm dẫn dắt các nhân viên cấp dưới trong khu vực mà họ quản lý cùng hoàn thành những mục tiêu đã đề ra.
Họ có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều phòng ban và có hiểu biết sâu rộng về sản phẩm, thị trường, xu hướng của người tiêu dùng, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong khu vực… Giám đốc bán hàng cấp vùng chính là những người có ảnh hưởng lớn nhất tới năng suất bán hàng cũng như doanh thu của khu vực mà họ phụ trách.
THAM KHẢO – RSM là gì? Mô tả cụ thể công việc quản lý kinh doanh vùng miền
Chức năng của ASM
Như đã đề cập ở trên, ASM là người định hướng, dẫn dắt các nhân viên cấp dưới cách sales sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Họ còn phối hợp làm việc với các bộ phận khác để của doanh nghiệp để có được cái nhìn toàn diện về thị trường.
Nhiệm vụ của ASM
Nhiệm vụ chính của họ là lập và triển khai các chiến lược bán hàng một cách hiệu quả nhất để thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ lớn ấy sẽ được chia nhỏ thành các công việc sau:
- Quản lý kinh doanh khu vực mà bản thân chịu trách nhiệm
- Xây dựng và điều hành hệ thống bán hàng
- Tham gia quản lý và hỗ trợcho hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp
- Theo dõi các khách hàng hiện có của doanh nghiệp, tìm thêm các khách khách hàng tiềm năng mới
- Xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng chất lượng cao đồng thời quản lý, giám sát , đào tạo họ và dẫn dắt họ làm việc để đạt đủ và vượt qua mức doanh số đã định
- Phân tích số liệu bán hàng của công ty và chất lượng sản phẩm; sau đó tiến hành so sánh với các đối thủ cạnh tranh để đưa ra những chiến lược phù hợp giúp nâng cao doanh số, “vượt mặt” đối thủ
- Theo dõi doanh số bán ra của sản phẩm tính theo đầu khách hàng và tiến hành làm báo cáo định kỳ
XEM THÊM: Hướng dẫn cách viết mẫu mô tả công việc mới nhất cho doanh nghiệp
Những kỹ năng cần có thể trở thành một ASM thành công
Để trở thành một ASM thành công, bạn cần phải có đủ những tố chất dưới đây:
Kỹ năng lãnh đạo
Nên xem: Tổng hợp Marketing Mix là gì? Các mô hình 4P, 7P và 4C trong marketing hỗn hợp
ASM là vị trí quản lý cấp cao, vì vậy muốn làm tốt vai trò này thì nghiễm nhiên bạn phải có kỹ năng lãnh đạo hơn người. Năng lực xuất chúng chưa đủ để bạn thành công, bạn còn cần trở thành người có thể truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên bên dưới nữa. Bạn sẽ là tấm gương để họ noi theo và học hỏi. Công việc của cả team có đạt được hiệu quả cao hay không chính là nhờ khả năng quản lý và dẫn dắt đội nhóm của bạn.
Tìm hiểu thêm – [Download] Mẫu đánh giá thực hiện công việc dùng cho mọi doanh nghiệp
Khả năng phân tích
Kỹ năng phân tích cũng là một kỹ năng quan trọng đối với các giám đốc kinh doanh khu vực. Họ phải thu nhận rất nhiều thông tin, số liệu khác nhau rồi tiến hành phân tích và chọn lọc để tìm ra những thông tin hữu ích nhất. Những quyết định họ đưa ra có thể ảnh hưởng đến sự thành bại của cả team Sales nói riêng cũng như cả doanh nghiệp nói chung. Chính vì vậy, khả năng phân tích và chọn lọc thông tin của họ phải xuất sắc hơn người.
Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch
Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch cũng rất quan trọng đối với các ASM. Một ngày, họ phải xử lý khối lượng công việc khổng lồ, nếu họ không biết cách tổ chức và sắp xếp chúng cho hợp lý và logic thì mọi thứ sẽ luôn “rối như mớ bòng bong”. Và trước khi thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào, họ cũng cần chuẩn bị thật kỹ, lên kế hoạch chu đáo. Như vậy thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn nhiều.
Sự nhạy bén
Sự nhạy bén trong kinh doanh cũng là một tố chất không thể thiếu của một giám đốc kinh doanh cấp vùng. Họ phải có tư duy nhạy bén thì mới có thể giúp công ty đạt được mục tiêu đã đề ra. Họ phải có khả năng quan sát cũng như thấu hiểu một cách nhanh nhạy mọi vấn đế xảy đến hoặc có thể xảy đến. Chỉ có như vậy, họ phải có thể bình tĩnh xử lý mọi vấn đề dù chúng có khó khăn đến thế nào đi chăng nữa. Sự nhạy bén cũng giúp họ nắm bắt được những điều mà người khác không nhìn ra được. Nhờ vậy, họ sẽ luôn “đi trước đón đầu” và thành công sớm hơn những người khác.
Sự am hiểu đối với khách hàng
Đã làm sales thì bạn phải thấu hiểu khách hàng bởi họ là nhân tố quan trọng nhất giúp bạn thành công trong công việc. Bạn phải hiểu rõ sở thích, nhu cầu của khách hàng cũng như những phản ứng của họ. Bạn cũng cần lý giải được tại sao khách hàng lại phản ứng như vậy. Từ đó, bạn tìm ra các giải pháp, chiến lược phù hợp nhất với thị hiếu khách hàng. Có như vậy, các chiến lược bán hàng bạn đề ra mới thành công mỹ mãn được!
XEM THÊM: Lương của ngành Quản trị Kinh doanh bao nhiêu? Cách để tăng thu nhập?
Qua bài viết này, bạn đã “cóp nhặt” được nhiều thông tin bổ ích như: ASM là gì, chức năng – nhiệm vụ của họ, các kỹ năng mà ASM cần có, lộ trình thăng tiến của họ… Nếu vị trí ASM nằm trong lộ trình thăng tiến mà bạn đã định ra thì hãy cố gắng tích lũy kinh nghiệm và trau dồi khả năng của bản thân để đạt được vị trí mà bạn hằng mong muốn này nhé!