Một số vấn đề cần biết về tài chính công đoàn

1. Nguồn thu tài chính công đoàn

Bạn đang xem: tài chính công đoàn là gì

Tài chính của công đoàn được xây dựng trên các nguồn sau đây:

– Thu đoàn phí công đoàn.

– Thu kinh phí công đoàn.

– Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ.

– Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án, chương trình do nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; lãi tiền gửi ngân hàng, kho bạc (nếu có), tiền thanh lý, nhượng bán tài sản; tiền thu hồi các khoản chi sai chế độ từ nguồn tài chính công đoàn đã quyết toán và được cấp có thẩm quyền phê duyệt…

2. Sử dụng tài chính công đoàn

Tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:

– Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động;

– Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

– Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh;

– Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;

– Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn;

– Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;

Đọc thêm: Share cho bạn Báo cáo tài chính: mục đích và tác dụng

– Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;

– Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;

– Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;

– Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách;

– Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp;

– Các nhiệm vụ chi khác.

3. Bộ máy quản lý tài chính công đoàn

Công đoàn cơ sở có bộ máy quản lý tài chính là Ban, bộ phận, màng lưới tài chính công đoàn cơ sở; Chủ tịch công đoàn cơ sở là chủ tài khoản. Đối với Công đoàn cơ sở có đông CNVCLĐ có thể phân công Phó Chủ tịch hoặc Ủy viên thường vụ phụ trách công tác tài chính, ủy quyền chủ tài khoản.

– Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở phân công người có nghiệp vụ kế toán làm kiêm nhiệm kế toán và kiêm nhiệm thủ quỹ công đoàn (công đoàn cơ sở không được bố trí Chủ tài khoản kiêm kế toán; kế toán kiêm thủ quỹ).

– Công đoàn bộ phận phân công 1 Ủy viên BCH công đoàn bộ phận trực tiếp phụ trách công tác tài chính để tổ chức thu, nộp đoàn phí, thanh quyết toán các khoản chi tiêu với công đoàn cơ sở theo phân cấp của công đoàn cơ sở.

– Đoàn phí công đoàn do tổ trưởng công đoàn trực tiếp thu và nộp cho công đoàn bộ phận hoặc công đoàn cơ sở. Trường hợp thu đoàn phí qua lương, công đoàn cơ sở quy định việc nộp tiền đoàn phí đã thu cho công đoàn cơ sở theo đúng quy định.

4. Nhiệm vụ của bộ máy quản lý tài chính công đoàn

Lập dự toán thu, chi tài chính công đoàn cơ sở hàng năm trình Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở thông qua, báo cáo công đoàn cấp trên xét duyệt.

– Tổ chức thực hiện dự toán: Đôn đốc đoàn viên đóng đoàn phí; đôn đốc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn; xây dựng Quy chế thu, chi tài chính công đoàn cơ sở trình Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở phê duyệt, tổ chức chi tiêu phục vụ hoạt động của công đoàn cơ sở theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn và Quy chế chi tiêu của công đoàn cơ sở; Làm công tác kế toán, lập báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm trình Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở thông qua để gửi lên công đoàn cấp trên.

– Lưu trữ chứng từ, sổ kế toán, thực hiện bàn giao kế toán khi thay đổi chủ tài khoản, kế toán, thủ quỹ; hướng dẫn nghiệp vụ cho mạng lưới tài chính của công đoàn cơ sở (bộ phận, tổ công đoàn).

– Cung cấp tài liệu, sổ kế toán, chứng từ kế toán phục vụ công tác kiểm tra của công đoàn đồng cấp, của Ban Tài chính và Ủy ban Kiểm tra công đoàn cấp trên, của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Đọc thêm: Bạn có biết Phân tích báo cáo tài chính bằng phương pháp so sánh

5. Chế độ kế toán của công đoàn cơ sở

– Công đoàn cơ sở áp dụng chế độ kế toán của đơn vị kế toán hành chính sự nghiệp và theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn.

– Các khoản thu, chi tài chính của công đoàn cơ sở phải được ghi chép, phản ảnh đầy đủ, kịp thời vào sổ kế toán. Kế toán phải tuân thủ quy định của Luật Kế toán, chế độ kế toán đơn vị HCSN về chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, lưu trữ chứng từ kế toán, bàn giao kế toán,..

– Năm tài chính từ 01/01 – 31/12 hàng năm.

– Đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán là Việt Nam đồng.

6. Công tác báo cáo

– Dự toán thu, chi tài chính công đoàn năm sau của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương báo cáo về Tổng Liên đoàn trước ngày 30/11. Quyết toán thu, chi tài chính công đoàn năm trước, báo cáo về Tổng Liên đoàn trước ngày 31/3 của năm sau.

– Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương quy định cụ thể thời gian nộp báo cáo dự toán, quyết toán của cấp dưới, đơn vị trực thuộc cho phù hợp.

Về vấn đề phân phối tài chính công đoàn, Quý thành viên có thể tham khảo chi tiết tại công việc: Trích nộp kinh phí công đoàn.

Căn cứ pháp lý:

– Luật công đoàn 2012.

– Quyết định 1908/QĐ-TLĐ.

– Hướng dẫn 270/HD-TLĐ.

– Hướng dẫn 1784/HD-TLĐ.

Tài Giỏi

Tài Giỏi

Viết một bình luận