- Tài chính công là gì?
- Tại sao tài chính công lại quan trọng?
- Đặc điểm của tài chính công
- Tài chính công gắn liền với nhà nước
- Tài chính công hình thành và sử dụng vì lợi ích cộng đồng
- Hiệu quả của hoạt động thu chi tài chính công không lượng hoá được
- Phạm vi hoạt động rộng
- Nguyên tắc quản lý tài chính công
4.9 / 5 ( 7 bình chọn )
Tài chính công là một khía cạnh quan trọng của kinh tế. Khái niệm tài chính công là gì cùng những kiến thức liên quan đến nó nhận được sự quan tâm rất lớn từ xã hội, không chỉ những người đã và đang làm việc trong các cơ quan nhà nước mà còn cả các bạn sinh viên, những người mong muốn tìm hiểu các kiến thức đời sống phục vụ cho công việc sau này của mình.
Bạn đang xem: tài chính ngân hàng, tài chính công là gì
Bài viết này, Luận văn quản trị sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về khái niệm tài chính công là gì? Những đặc điểm và nguyên tắc quản lý tài chính công như thế nào? Mời các bạn theo dõi.
Xem thêm:
- Nguồn vốn là gì? Các cách phân loại và huy động nguồn vốn
- Vai trò của tài chính doanh nghiệp trong kinh doanh là gì?
Mục lục
- Tài chính công là gì?
- Tại sao tài chính công lại quan trọng?
- Đặc điểm của tài chính công
- Tài chính công gắn liền với nhà nước
- Tài chính công hình thành và sử dụng vì lợi ích cộng đồng
- Hiệu quả của hoạt động thu chi tài chính công không lượng hoá được
- Phạm vi hoạt động rộng
- Nguyên tắc quản lý tài chính công
Tài chính công là gì?
Tài chính công là gì? Nghe thấy câu hỏi này chắc các bạn cũng đã hình dung được một phần ý nghĩa của nó từ mặt ngôn ngữ. Đúng vậy từ “công” ở đây chính là chỉ những thứ, những việc liên quan đến công vụ, nghĩa là nó sẽ gắn với nhà nước, với chính phủ.
Vậy nên tài chính công chính là một bộ phận tài chính thuộc quyền sở hữu, quản lý trực tiếp của nhà nước và được sử dụng bởi những cơ quan, sở ban ngành của nhà nước.
Khái niệm tài chính công được định nghĩa đầy đủ như sau:
“Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu chi bằng tiền được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước. Tài chính công cho chúng ta biết được các mối quan hệ kinh tế của quá trình tạo lập, hình thành và sử dụng các tài khoản công quỹ nhằm mục đích thực hiện các chức năng của nhà nước mang lại lợi ích cho toàn thể xã hội.”
Tại sao tài chính công lại quan trọng?
Như các bạn đã biết, nhà nước được hình thành để quản lý các hoạt động tổng thể của xã hội gồm văn hóa, chính trị – xã hội, kinh tế, nhân khẩu học, khoa học – công nghệ. Để duy trì hoạt động của các cơ quan nhà nước, việc cần thiết là phải có khoản tài chính, ngân sách để chi trả cho các hoạt động và nguồn nhân lực này. Từ đó, tài chính công đã ra đời.
Có thể nói sự hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi nhà nước, chính phủ gắn chặt với sự hình thành và phát triển của tài chính công. Bất kỳ một yếu tố nào cũng không thể tồn tại độc lập, mà cộng sinh với nhau để cùng tồn tại, cùng phát triển, đồng thời đưa toàn xã hội, quốc gia lớn mạnh.
Đề xuất riêng cho bạn: Bạn có biết Hỗ trợ tài chính là gì ? Top 4 công ty tài chính
Trước đây, khi nền kinh tế chưa phát triển, vấn đề về tài chính công cũng ít nhận được sự quan tâm từ người dân như bây giờ. Những năm trước đây tài chính công chủ yếu là thực hiện các hoạt động trợ cấp và chi trả cho các công nhân viên chức, hoạt động mang tính chính trị. Nguồn thu chủ yếu của nó đến từ các khoản thuế.
Tuy nhiên, hiện nay, tài chính công không còn bó hẹp trong những nhiệm vụ đơn giản đó nữa. Nó đang cho thấy vai trò quan trọng và tầm ảnh hướng lớn đến mọi mặt của xã hội như giải quyết các vấn đề về tiền tệ (cân bằng tỷ giá hối đoái và kiểm soát lượng tiền mặt phát hành, lưu thông), hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu công nghệ sinh học, y tế, giáo dục,… và còn nhiều hoạt động khác.
Lúc này, nguồn thu của ngân sách nhà nước cũng không chỉ nằm ở các khoản thế nữa mà còn từ các hoạt động kinh doanh. Đây là một điểm rất mới và tiên tiến so với trước đây. Nguồn tài chính công không còn bị thụ động, phụ thuộc mà do đã chủ động, tự tạo lập, tự hình thành và kiểm soát thông qua các hoạt động kinh doanh.
Các bạn có thể thấy rất nhiều các doanh nghiệp nhà nước thậm chí còn kinh doanh vô cùng hiệu quả và tạo được thương hiệu mạnh không chỉ trong nước mà còn trong khu vực. Ví dụ điển hình là tập đoàn quân đội Viettel. Trong năm 2020, mặc dù kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty nhà nước này đã có những chiến lược ứng phó phù hợp và phát triển bền vững.
Đặc điểm của tài chính công
Đặc điểm của tài chính công là gì? Nó có 4 đặc điểm chủ yếu sau:
Tài chính công gắn liền với nhà nước
Như đã trình bày ở trên tài chính công và nhà nước không thể tách rời nhau. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền tạo lập, sở hữu và sử dụng tài chính công.
Tuy nhiên tất cả những hoạt động này đều phải tuân thủ theo những luật lệ nghiêm ngặt do các cơ quan pháp luật và chính phủ quy định để tránh tình trạng tham nhũng, lấy của công làm việc tư của một vài thành phần không tốt trong bộ máy công quyền.
Tài chính công hình thành và sử dụng vì lợi ích cộng đồng
Tài chính công được hình thành từ những khoản thuế, khoản thu thông qua các hoạt động cộng quyền, qua việc kinh doanh của các tổ chức nhà nước. Nó được sử dụng vào những hoạt động và nhiệm vụ nhằm đảm bảo cho sự tồn tại, sự bình yên và phát triển của toàn thể nhân dân trong một quốc gia.
Có thể nói bất kỳ hoạt động nào từ tài chính công đều phục vụ cho lợi ích của xã hội, như chi trả cho hoạt động bảo an, hoạt động y tế, hoạt động của các ngân hàng để đảm bảo kinh tế, hoạt động quan hệ giữa các quốc gia,…
Hiệu quả của hoạt động thu chi tài chính công không lượng hoá được
Rất khó để đánh giá hoạt động thu chi tài chính công của một quốc gia là hiệu quả hay không. Bởi nó không đơn giản như doanh thu và chi phí để tính ra lợi nhuận mà hiệu quả của nó còn nằm ở việc cân bằng xã hội, liên quan đến các vấn đề về chính trị.
Tuy nhiên hiệu quả của tài chính công vẫn có thể được đánh giá gián tiếp thông qua các chỉ số về GDP, GNP, tỷ lệ phát triển kinh tế, mức độ cải thiện đời sống của người dân, mức độ ổn định của tình hình chính trị – xã hội,..
Phạm vi hoạt động rộng
Dành cho bạn: Thuyết minh báo cáo tài chính – khái niệm và cách lập
Tài chính công có tác động đến mọi đối tượng của một quốc gia từ trẻ em đến người già, từ công nhân viên chức đến những nhà kinh doanh, từ ngành công như giáo dục, luật, y tế đến các ngành tư như kinh doanh, thương mại.
Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nó lại không giống nhau. Đối với các hoạt động, công tác, đối tượng của các cơ quan công quyền, tài chính công sẽ có sự ảnh hưởng lớn nhất, còn với người tiêu dùng, người lao động thông thường thì sẽ có ít tác động hơn.
Nguyên tắc quản lý tài chính công
Sau khi đã hiểu được tài chính công là gì và những đặc điểm thì sau đây sẽ là 4 nguyên tắc quản lý tài chính công mà bạn cần nắm vững để nếu sau này bạn có làm các công việc liên quan đến lĩnh vực này sẽ không mắc phải những sai lầm không đáng có.
- Thứ nhất, nguyên tắc tập trung dân chủ
Các hoạt động sử dụng tài chính công đều phải được đưa ra bàn bạc công khai, lấy ý kiến của mọi người trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Không được phép tự ý quyết định bất kỳ hoạt động nào liên quan đến tài chính công, bởi có thể bạn không lường được hậu quả của nó.
- Thứ hai, nguyên tắc hiệu quả
Hiệu quả về kinh tế và xã hội là hai yếu tố quan trọng hàng đầu được xem xét khi thực hiện bất kỳ một hoạt động nào sử dụng đến tài chính công.
- Thứ ba, nguyên tắc thống nhất
Tất cả các hoạt động thu, chi, thanh tra, kiểm tra, quyết toán,… liên quan đến tài chính công đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy tắc, điều lệ được công bố. Nếu không bạn sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Cuối cùng, nguyên tắc công khai minh bạch
Tất cả các hoạt động, nguồn thu chi của tài chính nhà nước đều phải được ghi chép cẩn thận và công khai minh bạch, không chút giấu diếm, không được phép gian dối.
Tham khảo:
- Quản trị tài chính là gì? Khái niệm, vai trò và chức năng
- Hướng dẫn lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng
Trên đây là tổng hợp các kiến thức về khái niệm tài chính công là gì? Đặc điểm và các quy tắc quản lý mà Luận văn quản trị muốn cung cấp đến bạn. Hy vọng những kiến thức này sẽ bổ ích với bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết của chúng tôi. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.
Nguồn: danangchothue.com
Đặng Phương Tâm
Tôi là Phương Tâm, dù học quản trị kinh doanh nhưng tôi lại yêu thích viết lách, tôi đã theo đuổi nó hơn 5 năm và thử sức với nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại, tôi là người lên kế hoạch và chịu trách nhiệm về mặt nội dung của website Luận văn Quản trị.