- 1. Một số khái niệm về tâm lý học quản trị kinh doanh
- 1.1. Kinh doanh
- 1.2. Quản trị
- 1.3. Quản trị kinh doanh
- 1.4. Tâm lý học Quản trị kinh doanh
- 2. Một số lý thuyết về tâm lý quản trị
- 2.1. Các lý thuyết cổ điển
- 2.2. Các lý thuyết về quản trị hành chính
- 2.3. Các lý thuyết về tâm lý xã hội trong quản trị kinh doanh
- 3. Đối tượng, phương pháp và nhiệm vụ của Tâm lý học Quản trị kinh doanh
- 3.1. Đối tượng nghiên cứu
- 3.2. Nhiệm vụ của Tâm lý học Quản trị kinh doanh
- 3.3. Phương pháp nghiên cứu Tâm lý học Quản trị kinh doanh
Tâm lý học quản trị kinh doanh là gì? Các lý thuyết về tâm lý học trong quản trị kinh doanh. Đối tượng, phương pháp và nhiệm vụ của tâm lý học quan trọng là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết mà danangchothue.com chia sẻ dưới đây.
1. Một số khái niệm về tâm lý học quản trị kinh doanh
Trong quá trình nghiên cứu Tâm lý học Quản trị kinh doanh cần hiểu rõ các khái niệm sau:
Bạn đang xem: tâm lý kinh doanh là gì
1.1. Kinh doanh
Khái niệm kinh doanh
Từ lâu kinh doanh được hiểu như là một công việc, một nghề. Song kinh doanh không chỉ đơn thuần là một nghề, mà còn là mối quan hệ giữa người với người. Trong kinh tế, tất cả các hoạt động kinh doanh đều liên quan tới việc sử dụng công sức và tiền vốn để tạo ra sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ) và cung ứng cho thị trường nhằm mục đích kiếm lời.
Theo điều 2 Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”.
Một cách tổng quát có thể hiểu kinh doanh là một quá trình lập kế hoạch và thực hiện các chính sách về sản xuất, phân phối (thương mại), dịch vụ và quảng cáo các sản phẩm nhằm tạo ra lợi nhuận.
Qua các khái niệm trên ta thấy rất rõ mục đích của các chủ thể kinh doanh trên thị trường là lợi nhuận và thỏa mãn các mục tiêu cá nhân của mình. Kinh doanh luôn gắn với thị trường có nghĩa là kinh doanh phải được thực hiện trên thị trường, phải tuân theo các thông lệ và các quy luật của thị trường.
Các nhiệm vụ chủ yếu của kinh doanh
– Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu tập quán tiêu dùng, kiểu mốt, khả năng thanh toán, … của người tiêu dùng, dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội trước mắt và lâu dài.
– Hoạch định và thực thi các chiến lược và chính sách kinh doanh (chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách xúc tiến, …) nhằm đảm bảo cho sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng và khai thác tối đa các loại nhu cầu của thị trường.
Các đặc điểm của kinh doanh
– Kinh doanh ít nhất phải do 1 chủ thể thực hiện được gọi là chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
– Kinh doanh phải gắn với thị trường, thị trường và kinh doanh gắn với nhau, đi liền với nhau như hình với bóng, không có thị trường thì không có khái niệm kinh doanh.
– Kinh doanh phải gắn với sự vận động của vốn, các chủ thể kinh doanh không chỉ cần có vốn mà phải nắm bắt được hoạt động của vốn.
Mục đích chủ yếu của kinh doanh là sinh lời
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra hết sức gay gắt trên cả hai mặt: quy mô cũng như cường độ. Vũ khí để các doanh nghiệp cạnh tranh chính là nguồn lực: Sản phẩm, tài chính, con người, khoa học công nghệ; lợi nhuận là chiến lợi phẩm, khách hàng là đối tượng của kinh doanh, là người quyết định ai sẽ là người thành bại trên thị trường.
1.2. Quản trị
Khái niệm Quản trị
Quản trị là một hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công việc thông qua nỗ lực của người khác. Hay có thể hiểu, quản trị là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp có hiệu quả các hoạt động của các cá nhân khác trong một tổ chức. Ngoài ra, quản trị cũng có thể hiểu là sự phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cá nhân nhằm đạt được những mục tiêu chung của nhóm.
Qua các khái niệm trên ta thấy: Quản trị là sự tác động có mục đích, có định hướng, có kế hoạch và có hệ thống thông tin từ chủ thể quản trị đến khách thể (đối tượng bị quản trị) của nó nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức đề ra. Quản trị là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản trị lên đối tượng bị quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức
Các yếu tố của Quản trị
– Có chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra tác động quản trị và đối tượng bị quản trị phải tiếp nhận và thực hiện động tác quản trị, tác động có thể một hoặc nhiều lần.
– Có mục tiêu cho cả chủ thể và đối tượng bị quản trị, mục tiêu này là căn cứ tạo ra các tác động.
– Chủ thể quản trị có thể là một hoặc nhiều người, đối tượng bị quản trị có thể một người, nhiều người hoặc máy móc, thiết bị, vật tư…
– Quản trị vốn là chức năng của mọi tổ chức phát sinh từ sự cần thiết phải phối hợp các hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức nhằm thực hiện các mục tiêu chung được đặt ra cho tổ chức.
Như vậy, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều cần có hoạt động quản trị, trong đó các nhiệm vụ của tổ chức cần được đề ra và có sự phân công, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, các thành viên của tổ chức.
1.3. Quản trị kinh doanh
Khái niệm Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể doanh nghiệp lên tập thể lao động trong doanh nghiệp, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội để đạt mục tiêu đề ra theo đúng luật pháp và chuẩn mực xã hội.
Thực chất sự tác động liên tục, có tổ chức, có mục đích của chủ thể doanh nghiệp lên tập thể người lao động là việc tổ chức thực hiện các chức năng của quản trị nhằm phối hợp các mục tiêu và động lực hoạt động của mọi người lao động trong doanh nghiệp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Thực chất của quản trị kinh doanh là sự kết hợp mọi nỗ lực chung của tập thể lao động trong doanh nghiệp để đạt tới mục đích chung của doanh nghiệp và mục đích riêng của mỗi người một cách khôn khéo và có hiệu quả nhất.
Các chức năng của quản trị kinh doanh
- Hoạch định (Planning);
- Tổ chức (Organising);
- Lãnh đạo (Leading);
- Kiểm soát (Controlling)
Trong quá trình triển khai các nhiệm vụ quản trị kinh doanh, các nhà quản trị ở các cấp khác nhau sẽ có sự phối hợp thời gian và công sức hợp lý cho các chức năng quản trị, đảm bảo thành công cho các nhiệm vụ đề ra. Để thực hiện tốt công việc của mình, các nhà quản trị cần phải có những kiến thức nhất định về đặc điểm và quy luật tâm lý của các đối tượng quản lý (cá nhân và tập thể lao động dưới quyền) và đây chính là nội dung chủ yếu của tâm lý học quản trị kinh doanh.
1.4. Tâm lý học Quản trị kinh doanh
Khái niệm Tâm lý học Quản trị kinh doanh
Tâm lý học Quản trị kinh doanh là môn khoa học chuyên ngành ứng dụng tâm lý học vào hoạt động quản trị kinh doanh như một nghệ thuật tác động vào tính tích cực của người lao động, thúc đẩy họ làm việc vừa vì lợi ích của cá nhân vừa vì lợi ích của tập thể và lợi ích của toàn xã hội, tạo nên bầu không khí vui tươi đoàn kết trong doanh nghiệp.
Ứng dụng của Tâm lý học Quản trị kinh doanh
Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, quản trị con người là phức tạp và tế nhị nhất, do vậy các nhà quản trị phải nghiên cứu, phân tích các đặc điểm tâm lý của người lao động, từ đó tìm cách kích thích, động viên tính tích cực của con người, khuyến khích tính sáng tạo của họ trong các hoạt động được giao… Việc nghiên cứu ứng dụng tâm lý còn có tác dụng giúp các nhà quản trị biết mình, biết người để có được thành công trong kinh doanh (biết mình biết người, trăm trận trăm thắng).
o Biết người: Hiểu được nhu cầu, sở thích, thị hiếu, thái độ, tâm trạng và khả năng thanh toán của khách hàng để định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp… Ngoài ra, biết người có nghĩa là nhà quản trị phải nắm được mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh, tình hình cạnh tranh trên thị trường, những vận động của môi trường kinh doanh, nắm được tâm lý của lãnh đạo cấp trên để đề ra các chiến lược và chính sách kinh doanh đúng hướng.
o Biết mình: Nhà quản trị phải đánh giá được sản phẩm của mình, khả năng của đội ngũ lao động và tiềm lực của doanh nghiệp để không ngừng hoàn thiện sản phẩm, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, nhà quản trị phải biết được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân, từ đó biết mình nên làm gì, làm như thế nào.
Khoa học tâm lý học ứng dụng trong quản trị kinh doanh sẽ giúp các nhà quản trị giải quyết tốt những vấn đề liên quan trực tiếp đến người lao động như: tuyển dụng, bồi dưỡng, bố trí sử dụng lao động, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xử lý các xung đột trong tập thể lao động…
2. Một số lý thuyết về tâm lý quản trị
2.1. Các lý thuyết cổ điển
Lý thuyết của Ferderick Winslow Taylor (1856 – 1915)
Ông là cha đẻ của lý thuyết quản lý theo khoa học. Phương pháp quản lý này sau đó được áp dụng rộng rãi ở Anh và một số nước khác. Taylor nguyên là công nhân và sau đó là kỹ sư trưởng của nhà máy Midvale, ông nhận thấy phương pháp quản lý đương thời kiểu “trại lính” có rất nhiều nhược điểm, từ đó làm giảm năng suất và rất lãng phí lao động. Năm 1890, Taylor rời Midvale. Năm 1901, ông thôi làm việc và giành phần thời gian còn lại để nghiên cứu và phổ biến lý thuyết “Quản lý theo khoa học” của mình.
Đặc điểm của lý thuyết của Ferderick Winslow Taylor:
Dựa trên quan điểm về “tính hợp lý”của hành vi và những thao tác của con người trong lao động, coi con người là một bộ phận của máy móc trong dây chuyền sản xuất. Điểm cơ bản của phương pháp quản lý này là quản lý lao động có huấn luyện, có định mức, có hoạch định và phân công chức năng theo từng người rất khoa học, từ đó nâng cao được năng suất lao động và giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng.
Những nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Taylor là:
Nghiên cứu một cách khoa học mỗi tác động của công nhân để thay thế cho cách làm cũ, đơn thuần dựa vào kinh nghiệm.
Tuyển chọn, huấn luyện công nhân một cách khoa học, đào tạo và giáo dục họ, giúp họ trưởng thành. Còn cách làm cũ là để công nhân chọn việc làm theo ý họ và căn cứ vào khả năng của từng người để đào tạo.
Xây dựng định mức lao động và phân công, hợp tác lao động một cách khoa học.
Chủ và thợ phải cùng nhau chia sẻ công việc và chức trách. Phía chủ gánh vác phần việc quan trọng hơn, không đẩy hết mọi việc và phần lớn trách nhiệm về phía công nhân như trước kia.
Từ những nguyên tắc cơ bản trên, Taylor đã đề ra các biện pháp cụ thể như:
Nên xem: Share cho bạn Giấy phép kinh doanh tiếng anh là gì? Các thuật ngữ cơ bản
Nghiên cứu toàn bộ quy trình thực hiện công việc của công nhân, chia nhỏ các công việc trên thành các công đoạn khác nhau để tìm cách cải tiến, tối ưu các thao tác và cuối cùng là đem lại thặng dư lớn cho các nhà tư bản.
Xây dựng hệ thống khuyến khích vật chất để kích thích người lao động như trả công theo sản phẩm.
Ưu, nhược điểm cơ bản của lý thuyết này:
Ưu điểm:
Giúp nhà quản trị có cách thức nhìn nhận, giao việc hợp lý, họ sẽ hình dung các công việc được tiến triển như thế nào, có thuận lợi và khó khăn gì, trên cơ sở đó hướng dẫn, tạo điều kiện cho người lao động thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Chú ý phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân, một các nhịp nhàng, hiệu quả thì công việc kinh doanh mới đạt được kết quả mong muốn.
Quan tâm đến việc xây dựng định mức lao động và trả công hợp lý để kích thích người lao động.
Nhược điểm:
Máy móc hóa con người, coi người lao động là một mắt xích của quá trình lao động và chỉ chuyên thực hiện một số thao tác nhất định theo vị trí công việc của mình.
Cột chặt người lao động vào dây chuyền công nghệ sản xuất để quản lý. Người lao động bị giới chủ khai thác, bóc lột sức lao động một cách thậm tệ. Không quan tâm tới các nhu cầu tinh thần của người lao động.
Lý thuyết của Henry Lawrence Gautt (1861 – 1919)
H.Gautt từng làm việc cùng và là trợ lý của Taylor. Sau đó hai ông là cộng sự trong nghiên cứu lý thuyết quản lý theo khoa học.
H.Gautt tập trung vào tính dân chủ trong công nghiệp. Ông là người luôn cố gắng để làm cho ngành khoa học quản lý mang tính nhân đạo. Ông cho rằng, thực chất của dân chủ là tổ chức những hoạt động của con người hài hòa với các quy luật tự nhiên, sao cho mỗi cá nhân sẽ có cơ hội cho người khác để phát huy năng lực của mình ở mức cao nhất.
Khác với Taylor, ông cho rằng việc một người lao động trong doanh nghiệp trong suốt cuộc đời của mình chỉ tinh thông một công việc tại một vị trí cụ thể trong dây chuyền là một điều bất công, thiếu dân chủ với người lao động. Bên cạnh đó ông cũng nhận thấy tính “không thể thay thế” tại các mắt xích công việc sẽ khiến doanh nghiệp rất thụ động trong quản lý nếu một “mắt xích” đó có “vấn đề”. Ông phân chia nhiệm vụ nhỏ tới mức có thể giao cho bất kỳ người lao động có trình độ trung bình, ông hợp lý hóa lao động theo dây chuyền để khai thác tối đa sức lao động và đề ra khái niệm nhịp độ lao động, sau đó nguyên lý này đã được Henry Ford áp dụng khá thành công.
Ngoài hệ thống trả lương theo sản phẩm của Taylor, H.Gautt đã bổ sung hệ thống tiền thưởng để kích thích lao động nếu vượt qua một định mức nào đó. Tuy nhiên để tránh việc người lao động chạy theo năng suất lao động mà coi nhẹ vấn đề chất lượng, H.Gautt khuyên vượt mức nhưng cũng phải giới hạn.
Tóm lại: Trường phái tâm lý quản trị cổ điển tìm cách đưa ra các phương pháp quản trị và tổ chức lao động sản xuất thuần túy khoa học đã máy móc hóa con người, quá đề cao lợi ích vật chất, chưa quan tâm đúng mức ảnh hưởng của môi trường đến tâm lý của con người và vai trò ý thức của con người.
2.2. Các lý thuyết về quản trị hành chính
Đây là các lý thuyết về quản lý chú trọng việc quản lý bằng các văn bản, giấy tờ. Quan điểm này bổ sung cho lý thuyết quản trị theo khoa học và là một công cụ của quản trị khoa học.
Lý thuyết của Henry Fayol (1841-1925)
Trong khi thuyết quản lý theo khoa học của Taylor được truyền bá rộng rãi từ Mỹ sang Châu Âu và có ảnh hưởng lớn suốt nửa đầu thế kỷ 20 thì ở Pháp xuất hiện một thuyết mới thu hút sự chú ý. Qua tác phẩm “Quản lý công nghiệp và tổng quát” xuất bản năm 1949 của Henry Fayol đã tiếp cận quản lý ở tầm rộng hơn và xem xét dưới góc độ tổ chức hành chính. Ông cho rằng thành công của quản lý không chỉ nhờ những phẩm chất của nhà quản lý mà chủ yếu nhờ nguyên tắc chỉ đạo hành động của họ và nhờ những phương pháp mà họ sử dụng. Với nhà quản lý cấp cao thì phải có khả năng bao quát còn với cấp dưới khả năng chuyên môn là quan trọng nhất.
Theo ông hoạt động kinh doanh có thể chia thành 6 nhóm:
– Kỹ thuật hay sản xuất
– Tiếp thị
– Tài chính
– Quản lý tài sản và nhân viên
– Kế hoạch thống kê
– Những hoạt động quản lý tổng hợp: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra.
Fayol xây dựng lý thuyết quản trị theo tổ chức với 14 nguyên tắc sau:
– Phân công công việc phù hợp, rõ ràng, tạo được sự liên kết. Tương quan giữa thẩm quyền và trách nhiệm: Mỗi người tự chịu trách nhiệm về công việc của mình.
– Tính kỷ luật: Nhằm đảm bảo kỷ luật lao động trong doanh nghiệp.
– Tính thống nhất trong chỉ huy: Mỗi người nhận lệnh của một người (trong công việc).
– Thống nhất trong lãnh đạo: Thống nhất trong ý kiến lãnh đạo với cấp dưới.
– Cá nhân phụ thuộc vào lợi ích chung: Phải gắn lợi ích của cá nhân với lợi ích tập thể, làm cho người lao động thấy được sự phát triển của tập thể sẽ có lợi cho mỗi cá nhân, từ đó kích thích lao động, sáng tạo.
– Thù lao tương xứng: Nhằm khuyến khích người lao động làm việc sáng tạo, nâng cao chất lượng công việc.
– Tập trung quyền lực: Quyền quyết định bên trong doanh nghiệp chỉ tập trung vào một đầu mối, từ đó thống nhất trong chỉ đạo và hành động.
– Tuân thủ nguyên tắc thứ bậc: Các nhà quản trị các cấp và nhân viên dưới quyền sẽ được phân cấp theo thứ bậc dựa trên công việc được phân công trong tổ chức.
– Trật tự: Tổ chức phải được sắp xếp, phân cấp.
– Đảm bảo tính công bằng: Tránh mâu thuẫn trong tập thể lao động bằng cách phân công nhiệm vụ rõ ràng, chế độ khen thưởng, kỷ luật minh bạch, đối xử công bằng với các thành viên trong doanh nghiệp.
– Đảm bảo tính ổn định trong việc hưởng thụ và sử dụng: Tạo cho người lao động thấy đây là chỗ làm việc ổn định, lâu dài, từ đó có ý thức phấn đấu trong công việc.
– Tính sáng tạo: Tạo ra nhiều cái mới, bước đẩy, tạo ra những nét riêng, bản sắc cho doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp khác.
– Tính đồng đội: Xây dựng tinh thần tập thể, tính đoàn kết trong toàn doanh nghiệp, từ đó tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.
Với nội dung nói trên, thuyết quản lý này có ưu điểm nổi bật là tạo được kỷ cương trong tổ chức. Song nó chưa chú trọng đầy đủ mặt tâm lý và môi trường lao động, đồng thời chưa đề cập đến mối quan hệ với môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
Lý thuyết của danangchothue.com (1864 – 1920)
Ông là nhà xã hội học đã có nhiều đóng góp cho quản lý tầm vĩ mô gọi là hệ thống thư lại, đó là sự phân công nhiệm vụ căn cứ vào chức vụ theo quy định và thể lệ. Lý thuyết của Weber còn được gọi là lý thuyết hành chính trong quản trị.
Theo lý thuyết này, để quản trị kinh doanh có hiệu quả cần phải xây dựng một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, đồng thời đề ra hệ thống các quy định luật lệ và chính sách hợp lý, phân công, phân cấp quản trị có hiệu quả.
Tư tưởng chính của ông là:
Quản lý các bộ phận chức năng, các khâu của công việc (sử dụng quan điểm của Fayol).
Quản lý chất lượng của từng công việc.
Như vậy các lý thuyết về quản trị hành chính chú trọng tới các vấn đề cơ bản sau:
Tham khảo thêm: Mách bạn Ngành Quản trị kinh doanh là gì? Học gì, làm gì, ở đâu?
– Mọi hành động trong tổ chức đều phải được đưa vào văn bản quy định.
– Chỉ có những người có chức vụ mới có quyền ra quyết định.
– Chỉ có người có năng lực mới được giao chức vụ.
– Mọi quyết định trong tổ chức phải mang tính khách quan: Phù hợp với người lao động và có thể thực hiện được nhằm tạo ra một bộ máy làm việc nhịp nhàng, hiệu quả, có sự liên kết, kết nối để phân chia quyền lực và phân chia công việc.
2.3. Các lý thuyết về tâm lý xã hội trong quản trị kinh doanh
Lý thuyết của Elton Mayo (1880 – 1949)
Elton Mayo là giảng viên về triết học, logic học và đạo đức học ở Đại học Tổng hợp Queensland, Australia, sau đó chuyển đến Mỹ làm giáo sư nghiên cứu công nghiệp tại Đại học Harvard.
Ông nghiên cứu trên 10 công nhân nữ làm việc trong điều kiện cơ sở vật chất tốt, lương cao, không khí làm việc tốt và nhận thấy rằng năng suất lao động tăng giảm không nhiều khi ông thay đổi các yếu tố trên.
Sau đó ông quyết định chia họ thành hai nhóm: Nhóm 1 (nhóm tích cực) và nhóm 2 (nhóm tiêu cực) và nhận thấy năng suất lao động thay đổi rất nhiều khi các điều kiện trên thay đổi. Từ đó, ông rút ra kết luận rằng: Những yếu tố phi vật chất (yếu tố tâm lý) tác động rất mạnh đến năng suất của người lao động.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đó, Mayo đã đưa ra những nguyên lý mới nhằm hoàn thiện về quản lý xí nghiệp. Đó là:
– Công nhân là con người xã hội, là thành viên của hệ thống xã hội phức tạp.
Trong xí nghiệp, ngoài tổ chức chính thức còn có tổ chức phi chính thức.
– Năng lực lãnh đạo kiểu mới được thể hiện thông qua việc nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên, khích lệ tinh thần công nhân viên, do đó mà đạt được mục đích nâng cao năng suất lao động.
Nói chung công nhân có xu hướng tuân theo các quy ước của tập thể, dù không chính thức. Lý thuyết này đã mở ra một kỷ nguyên mới trong quản trị, gọi là lý thuyết quan hệ người – người. Công trình này góp phần thúc đẩy nghiên cứu và vận dụng một cách trực tiếp khoa học vào quản lý sản xuất kinh doanh, thúc đẩy việc ứng dụng tâm lý học vào quản trị kinh doanh.
Lý thuyết của Douglas Mc.Gregor (1906 -1964)
Ông được coi là một trong những lão thành trong các nhà khoa học hành vi và đã dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu hành vi của con người trong tổ chức. Gregor thấy rằng, mặc dù một người nắm vững kỹ thuật để phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống nhưng anh ta chưa chắc đã có đủ kỹ năng quản lý để làm cho tổ chức hoạt động có hiệu quả.
Trong cuốn “Mặt nhân văn của xí nghiệp”, Mc. Gregor đã đưa ra một loạt các đánh giá về con người trong tổ chức. Ông đã đưa ra các lý thuyết X và Y (sẽ được nghiên cứu ở phần sau).
Lý thuyết Kaizen do Masaaki Imai người Nhật đề xướng năm 1986
Trong lý thuyết Kaizen, ông khuyên các nhà quản trị cần quan tâm đến các vấn đề sau:
– Quản lý thời gian: Rõ ràng trong quản lý thời gian của các nhà quản trị và nhân viên các cấp, cũng như của toàn bộ doanh nghiệp.
– Đề cao tính kỷ luật: Có kỷ luật mới làm cho tổ chức hoạt động suôn sẻ.
– Phát triển tay nghề trong công ty: Mang tư tưởng của Châu Á khác với Châu Âu là yếu tố gắn người lao động với công ty trong suốt thời kỳ dài.
– Tham gia các hoạt động của công ty: Nhằm mục đích cho mọi người lao động đoàn kết, hiểu nhau hơn và tự giác làm việc.
– Tinh thần lao động: Cống hiến hết sức cho lao động với tinh thần cao nhất.
– Sự thông cảm: Thể hiện không bắt công nhân làm những việc họ không muốn làm; quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của công nhân; đáp ứng nhu cầu của họ.
– Tư tưởng cốt lõi của học thuyết quản lý này là nhằm đạt tới sự cải tiến, nhưng cải tiến theo từng bước một (nhỏ) và sự cải tiến đó chỉ sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình. Tuy nhiên, nếu cần người Nhật sẵn sàng đầu tư lớn ngay từ đầu.
Lý thuyết của Peter Drucker (1909 – 2005)
Peter F.Drucker là chuyên gia kinh tế học, một nhà nghiên cứu về quản lý và chính trị học được cho là nổi tiếng nhất thời hiện đại của nước Mỹ và cũng là nhân vật đại diện cho trường phái kinh nghiệm chủ nghĩa phương Tây.
Là một giảng viên về quản lý, ông đề cao tầm quan trọng của quản lý như một thể chế có ưu thế và cơ bản. Theo ông, quản lý có 3 chức năng:
Quản lý một doanh nghiệp: Quản lý một doanh nghiệp tập trung vào làm kinh tế. Điều này không nhất thiết chỉ bao hàm sự tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận chỉ là yếu tố kiểm tra khả năng của các nhà quản lý, chính khách hàng mới là toàn bộ tầm quan trọng cho kinh doanh. Kinh doanh tồn tại vì khách hàng và chính khách hàng giữ cho nó tiếp tục hoạt động. Do đó, quản trị một doanh nghiệp có nghĩa là tạo ra khách hàng, chính vì vậy hai chức năng quan trọng của quản trị là marketing và đổi mới.
Quản lý các nhà quản lý: Theo Drucker, các nhà quản trị là nguồn lực cơ bản và đắt giá nhất trong hầu hết các tổ chức kinh doanh. Người ta tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực để xây dựng một đội ngũ các nhà quản trị, chính vì vậy việc quản lý họ là một công việc cần được lưu tâm. Có 3 nhiệm vụ quan trọng trong việc quản lý các nhà quản lý: Quản lý theo các mục tiêu và tự điều khiển, lập cấu trúc công việc của một nhà quản lý và tạo ra tính hợp lý trong tổ chức.
Quản lý công nhân và công việc: Ông đề cao vai trò của công nhân với tư cách là tiềm năng con người là duy nhất. Khi được đối xử như một tiềm lực, anh ta có thể được khai thác hay sử dụng một cách có hiệu quả nhất.
3. Đối tượng, phương pháp và nhiệm vụ của Tâm lý học Quản trị kinh doanh
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng trực tiếp của Tâm lý học Quản trị kinh doanh là đời sống tâm hồn của những người dưới quyền bao gồm tâm tư, tình cảm, ước mơ, nguyện vọng, niềm tin…
Tâm lý học Quản trị kinh doanh nghiên cứu các quá trình tâm lý (cảm giác, tri giác, tư duy…), các trạng thái tâm lý, các thuộc tính tâm lý cá nhân…
Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học Quản trị kinh doanh là:
Nghiên cứu sự thích ứng của con người đối với công việc kinh doanh. Theo hướng này, Tâm lý học Quản trị kinh doanh chú ý tới các khía cạnh tâm lý của việc tổ chức quá trình kinh doanh, đặc biệt là vấn đề phân công lao động, tổ chức chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đưa yếu tố thẩm mỹ vào trong kinh doanh.
Nghiên cứu mối quan hệ con người với nghề nghiệp. Tâm lý học Quản trị kinh doanh nghiên cứu các cơ sở tâm lý và các phương pháp tâm lý học của việc phát hiện, sử dụng và bồi dưỡng nhân tài, góp phần đắc lực cho công tác quản trị nhân sự. Sử dụng các dạng trắc nghiệm tâm lý để đo năng lực trí tuệ, phẩm chất nhân cách, ý chí…của con người giúp cho các nhà quản trị trong việc tuyển chọn, đánh giá, và đề bạt cán bộ và nhân viên của mình.
Nghiên cứu sự thích ứng của con người với con người trong kinh doanh. Tâm lý học Quản trị kinh doanh nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người trong tập thể lao động, cụ thể là bầu không khí tâm lý tập thể, sự hòa hợp hay không hòa hợp giữa các thành viên, quan hệ giữa nhà quản trị với nhân viên.
3.2. Nhiệm vụ của Tâm lý học Quản trị kinh doanh
Tâm lý học Quản trị kinh doanh có 3 nhiệm vụ cơ bản sau:
Nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của đám đông, của tập thể lao động và vai trò của các hiện tượng này tới hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Nghiên cứu các quy luật của các hiện tượng tâm lý trên như sự lây lan tâm trạng, độ hấp dẫn lôi cuốn của bầu không khí tâm lý, sự bắt chước nhau trong truyền thống và sự ám thị trong dư luận xã hội… nhờ sự hiểu biết các quy luật này mà các nhà quản lý có cách tác động và điều khiển chúng để phục vụ cho công tác lãnh đạo công ty, động viên quần chúng đúng lúc, nâng cao hiệu quả hoạt động của tập thể.
Nghiên cứu cơ chế vận hành của các hiện tượng tâm lý trên như cơ chế diễn biến tâm trạng của quần chúng (như tâm trạng buồn chán, uất ức, nếu bị ai kích động sẽ trở thành cơn nổi xung, sự thịnh nộ đi đến hành vi phá phách…).
3.3. Phương pháp nghiên cứu Tâm lý học Quản trị kinh doanh
Trong tâm lý học quản trị kinh doanh, người ta thường hay sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
3.3.1. Quan sát trực tiếp
Nhà quản lý phải trực tiếp đi thị sát, dùng tai để nghe ý kiến của người lao động, dùng mắt của chính mình để nhìn mọi hiện tượng xã hội nhằm thu được những thông tin chính xác, sống động. Ngày nay, các nhà quản trị có thể sử dụng các thành quả của khoa học kỹ thuật để quan sát, kiểm tra và điều hành nhân viên của tổ chức thông qua hệ thống camera. Ngoài ra, các nhà quản trị có thể thuê các nhà chuyên môn về tâm lý học, xã hội học… làm nhiệm vụ quan sát tại cổng nhà máy, tại nơi làm việc để phát hiện ra cảm xúc của từng người ra vào nhà máy.
3.3.2. Trưng cầu ý kiến
Đây là phương pháp thu thập thông tin bằng cách hỏi ý kiến của quần chúng góp ý về một vấn đề nào đó có sự xác định cụ thể. Sự góp ý này bao gồm: Trực tiếp (phỏng vấn, tọa đàm), gián tiếp (bảng câu hỏi).
3.3.3. Phương pháp trắc nghiệm (Test)
Trắc nghiệm là một phép thử để “đo lường” tâm lý mà trước đó đã được chuẩn hóa trên một lượng người vừa đủ tiêu biểu. Trắc nghiệm thường là tập hợp nhiều bài tập nhỏ khác nhau, thông qua điểm số điểm giải được mà người ta đánh giá tâm lý của đối tượng. Ngày nay các chuyên gia đã lập hàng ngàn loại trắc nghiệm khác nhau để xác định đủ loại phẩm chất tâm, sinh lý con người: Trí tuệ, tài năng, đức độ, độ nhạy cảm, trí thông minh, tình cảm, trí nhớ…
Ngoài các phương pháp trên còn một số phương pháp khác trong nghiên cứu Tâm lý học Quản trị kinh doanh như: Phương pháp xạ ảnh, phương pháp tiểu sử…