Sơ lược về thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Chia sẻ trên: 101170
Bạn đang xem: thị trường chứng khoán sơ cấp là gì
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ ETF, chứng khoán phái sinh.
Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán; qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Dựa theo tính chất của chứng khoán, thị trường chứng khoán có thể phân làm hai loại là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp là gì?
Dành cho bạn: Hot Hot ROE là gì? Cách tính và ứng dụng (HIỆU QUẢ NHẤT)
Thị trường chứng khoán sơ cấp (primary market) là thị trường mua bán các loại chứng khoán mới phát hành, còn được gọi là thị trường cấp một hoặc thị trường phát hành.
Chức năng quan trọng nhất của thị trường sơ cấp là huy động vốn cho nền kinh tế, trong đó Nhà phát hành đóng vai trò là người đi huy động vốn, còn người mua chứng khoán đóng vai trò là nhà đầu tư. Tiền bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp sẽ thuộc về nhà phát hành. Nhà phát hành có thể là Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương, thông qua việc phát hành trái phiếu để giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách, thêm vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở hay phúc lợi công cộng. Nhà phát hành cũng có thể là các doanh nghiệp, thông qua phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để có tiền mở rộng sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn của thị trường này chủ yếu được hình thành từ tiền tiết kiệm của người dân và của một số tổ chức phi tài chính. Qua hoạt động của thị trường sơ cấp, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế, xã hội được chuyển thành vốn đầu tư dài hạn cho người phát hành chứng khoán. Bởi vậy, thị trường sơ cấp đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển nguồn tiền từ nơi nhàn rỗi sang nơi cần sử dụng, đồng thời thúc đẩy các khoản tiết kiệm để đưa vào đầu tư. Hay nói cách khác, thị trường sơ cấp không chỉ đóng vai trò tập hợp các nguồn vốn mà còn là công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.
Thị trường thứ cấp là gì?
Thị trường chứng khoán thứ cấp (secondary market) là thị trường giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.
Trên thị trường thứ cấp diễn ra việc mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư, tiền thu được từ việc mua bán chứng khoán không thuộc về nhà phát hành mà thuộc về nhà đầu tư chứng khoán, nhượng lại quyền sở hữu chứng khoán cho nhà đầu tư khác.
Xem thêm: Chỉ bạn Stock Là Gì? Các Nghĩa Của Stock Ở Các Ngữ Cảnh Khác Nhau
Sau khi chứng khoán được phát hành thường được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp, nhất là đối với cổ phiếu. Việc mua bán này có thể nhằm mục đich cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm (thông qua cổ tức, trái tức…) hoặc để hưởng chênh lệch giá.
Nhờ có thị trường thứ cấp, tính thanh khoản của các chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp được đảm bảo, nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Hoạt động của thị trường thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán đã phát hành, mà không làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ nội tại, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề; thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì không có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại; nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó hoạt động thuận lợi và trôi chảy.
Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có tính chất tương đối. Trong thực tế tổ chức TTCK, rất khó có sự phân định đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp, nghĩa là trong một TTCK vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp – vừa diễn ra việc mua bán các chứng khoán mới phát hành, vừa diễn ra việc mua đi bán lại chứng khoán đã phát hành. Mặc dù vậy, việc phân định hai cấp của TTCK có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình tiếp cận thị trường nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, đảm bảo sự vận hành ổn định của TTCK.
Đọc tiếp: Các bước để đầu tư chứng khoán hiệu quả trên thị trường thứ cấp