- I. Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu
- II. Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
- III. Các thuốc uống/bôi dùng cho bệnh thủy đậu
- 1. Thuốc uống kháng virus
- 2. Thuốc kháng sinh
- 3. Thuốc sát trùng ngoài da
- IV. Dizigone – Xử trí hiệu quả bệnh thủy đậu
- 1. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
- 2. Kem dưỡng Dizigone Nano Bạc
- V. Biện pháp phòng tránh bệnh thủy đậu bạn cần biết
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm thường gặp vào mùa xuân và hạ. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy thủy đậu uống thuốc gì thì mau khỏi, hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết này.
Bạn đang xem: uong thuoc gi de phong benh thuy dau
Mục lục bài viết
- I. Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu
- II. Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
- III. Các thuốc uống/bôi dùng cho bệnh thủy đậu
- 1. Thuốc uống kháng virus
- 2. Thuốc kháng sinh
- 3. Thuốc sát trùng ngoài da
- IV. Dizigone – Xử trí hiệu quả bệnh thủy đậu
- 1. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
- 2. Kem dưỡng Dizigone Nano Bạc
- V. Biện pháp phòng tránh bệnh thủy đậu bạn cần biết
I. Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi Virus thủy đậu (có tên khoa học là Varicella virus). Virus thủy đậu có thể xâm nhập qua đường hô hấp và nhân lên tại chỗ gây nhiễm trùng tiên phát. Sau đó chúng tiếp tục nhân lên ở tế bào liên võng nội mô và lan đến da và niêm mạc (Nhiễm trùng thứ phát).
Thời điểm dễ xuất hiện bệnh thủy đậu: Mùa đông và mùa xuân, khí hậu ẩm ướt.
Thủy đậu có thể lây qua những con đường sau:
- Lây qua nước bọt: Virus có thể phát tán vào không khí qua những giọt nước bọt lơ lửng. Người lành chưa từng bị thủy đậu có đến 90% bị lây nhiễm nếu virus xâm nhập.
- Lây qua tiếp xúc: Người lành có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với vùng da người bệnh bị mụn nước. Bên cạnh đó dùng chung đồ vệ sinh cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt cũng dẫn tới nguy cơ bị lây bệnh thủy đậu.
>>> Xem bài viết: Ba con đường lây của bệnh thủy đậu bạn cần biết
II. Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau một thời gian phát bệnh. Tuy nhiên ở những trường hợp bệnh nhân có bệnh nền, hệ thống miễn dịch suy giảm hay điều trị không thích hợp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Nhiễm trùng, lở loét da: Nguyên nhân do mụn nước bị vỡ ra gây nhiễm khuẩn. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, do trẻ ngứa gãi làm vỡ mụn nước.
- Viêm phổi do thủy đậu: Biến chứng này hay gặp ở người trưởng thành. Người bệnh có biểu hiện ho ra máu, khó thở, tức ngực.
- Viêm não, viêm màng não: Biến chứng này có thể xảy ra ở người lớn hoặc trẻ em. Những triệu chứng điển hình là sốt cao, rung giật nhãn cầu, rối loạn tri giác và hôn mê. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể tử vong.
- Viêm cầu thận cấp: Biến chứng này thường ít gặp nhưng nếu gặp có thể gây ra tiểu máu, thậm chí suy thận.
- Phụ nữ mang thai bị thủy đậu trước khi sinh 5 ngày hoặc sau khi sinh 2 ngày, con sinh ra có thể bị nhiễm thủy đậu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
III. Các thuốc uống/bôi dùng cho bệnh thủy đậu
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh thủy đậu. Các biện pháp điều trị giúp giảm triệu chứng, kết hợp tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân.
1. Thuốc uống kháng virus
Thuốc kháng virus có thể được bác sĩ sử dụng để điều trị bệnh thủy đậu là Acyclovir. Acyclovir giúp giảm mức độ nặng của thủy đậu hay giảm tình trạng nhiễm virus thứ phát.
Tham khảo thêm: Bạn có biết Top 7 ý tưởng trang trí lớp mầm non đẹp, sáng tạo, mới lạ 2020
Tuy nhiên thuốc uống Acyclovir chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ vì có thể xảy ra một số tác dụng phụ.
2. Thuốc kháng sinh
Kháng sinh có thể được chỉ định nếu bệnh nhân thủy đậu có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn ở các vết loét trên da. Lưu ý bệnh nhân cũng không được tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh thủy đậu, chỉ dùng khi có đơn của bác sĩ.
3. Thuốc sát trùng ngoài da
Bệnh thủy đậu gây ra những nốt mụn nước trên da. Những mụn nước này rất dễ vỡ và gây nhiễm trùng, loét da. Vì vậy cần sử dụng các thuốc sát trùng ngoài da để hạn chế nguy cơ gây nhiễm trùng do vi khuẩn.
Các thuốc sát trùng ngoài da hay được sử dụng là thuốc tím KMnO4 hoặc Xanh methylen. Tuy nhiên những thuốc sát trùng này không đảm bảo sát khuẩn hiệu quả mà lại gây xót da.
Ngoài ra những thuốc sát trùng này còn gây nhuộm màu da, nếu bôi trên diện rộng gây mất thẩm mỹ.
Vậy sử dụng dung dịch sát khuẩn nào để có được hiệu quả cao mà không gây xót da hay mất thẩm mỹ. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm ở phần bên dưới.
>>> Xem bài viết: Cách đánh bay thủy đậu nhanh chóng, không để lại sẹo
IV. Dizigone – Xử trí hiệu quả bệnh thủy đậu
1. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Dizigone là dung dịch kháng khuẩn ứng dụng công nghệ từ Châu Âu. Sản phẩm có thể được sử dụng để sát trùng da cho bệnh thủy đậu bởi nhiều điểm vượt trội sau.
- Tính sát khuẩn nhanh và mạnh, tiêu diệt đến 100% vi khuẩn trong vòng 30 giây.
- Phổ diệt khuẩn rộng, có thể tiêu diệt được cả vi khuẩn, vi nấm hay virus gây bệnh thủy đậu.
- Không gây đau xót, không nhuộm màu da nên không làm mất thẩm mỹ khi dùng.
- Tính an toàn và hiệu quả đã được kiểm chứng bởi chuyên gia, được Sở Y tế cấp giấy phép lưu hành trên thị trường.
Cách sử dụng:
- Dùng dung dịch sát khuẩn Dizigone để rửa, xịt nhẹ nhàng vùng da bị mụn nước.
- Sau khoảng 30 giây dùng khăn sạch lau khô nhẹ nhàng, mỗi ngày sử dụng từ 2 đến 3 lần.
2. Kem dưỡng Dizigone Nano Bạc
Những mụn nước do thủy đậu sau khi vỡ có thể để lại sẹo rỗ. Do đó sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ giúp dưỡng ẩm cho da, ngăn ngừa sẹo xuất hiện.
Dành cho bạn: Tổng hợp Tử Vi Tuổi Quý Tỵ 2013 – Nam mạng | Chi tiết tử vi trọn đời
Kem Dizigone Nano Bạc với thành phần các phân tử Bạc dạng Nano có khả năng sát khuẩn kéo dài.
Ngoài ra các tinh chất từ thảo dược như Lô Hội, Cúc La Mã có công dụng dưỡng ẩm da, kích thích tái tạo tế bào da mới và không để lại sẹo.
Cách sử dụng: Bôi một lớp kem mỏng Dizigone Nano Bạc vào những mụn nước đang khô. Mỗi ngày có thể dùng từ 2 đến 3 lần.
V. Biện pháp phòng tránh bệnh thủy đậu bạn cần biết
Bệnh thủy đậu tuy chưa có thuốc đặc trị nhưng có thể phòng tránh được bằng cách tiêm phòng vaccin
Tiêm phòng vaccin thủy đậu chia làm 2 mũi:
- Mũi đầu tiên tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.
- Mũi thứ 2 tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng cho trẻ từ 1 đến 13 tuổi.
Ngoài ra để phòng tránh bệnh thủy đậu, bạn cần lưu ý trong phòng bệnh thủy đậu cho bé
- Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày
- Cho trẻ vui chơi ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát.
- Chế độ dinh dưỡng đủ chất để trẻ có được hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Nếu trẻ có triệu chứng của bệnh thủy đậu, cần cho trẻ nghỉ học, cách ly tránh lây cho bạn bè.
>>> Xem bài viết Ngăn ngừa lây lan thủy đậu như thế nào
Trên đây là những lưu ý khi điều trị và phòng tránh bệnh thủy đậu. Nếu có thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline: 1900 9482, Dược sĩ Đại học sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.
Dược sĩ Hồng Vũ
Dược sĩ lâm sàng – Đại học Dược Hà Nội 7 năm làm việc trong lĩnh vực tư vấn – chăm sóc sức khoẻ. Chuyên gia tư vấn các lĩnh vực: bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc vết thương … Chuyên gia tư vấn tại Dizigone.