Vấn đề về văn hóa kinh doanh và văn hóa Doanh nghiệp

Khách hàng: Chào Luật sư, tôi có vấn đề cần tư vấn như sau: Trong văn hóa kinh doanh chúng ta cần có những nhận định, đề xuất và phương hướng phấn đấu như thế nào để nâng cao chất lượng hiệu quả trong thời gian tới.

Cảm ơn!

Bạn đang xem: văn hoá kinh doanh là gì

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn của Công ty Luật Minh Khuê.

Vấn đề về văn hóa kinh doanh

Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp: 1900.6162

Trả lời:

Thưa quý khách hàng, Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Khái niệm văn hóa kinh doanh

Về khái niệm văn hoá:

+ Tiếp cận về ngôn ngữ: Sự giáo hoá, vun trồng nhân cách con người (bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loài người)

+ Hiểu theo nghĩa hẹp: Văn hoá nghệ thuật, văn hoá ẩm thực, văn hóa kinh doanh, trình độ văn hoá, nếp sống văn hoá; văn hoá Nam Bộ, văn hoá Phương Đông; văn hoá Việt Nam, văn hoá đại chúng.

+ Hiểu theo nghĩa rộng: Là một tổng thể phức tạp gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng, thói quen, tập quán. Là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.

– Văn hoá kinh doanh

+ Theo nghĩa rộng

Văn hoá kinh doanh là toàn bộ các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong sự tương tác giữa chủ thể kinh doanh với môi trường kinh doanh.

+ Theo nghĩa hẹp

Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực.

Đọc thêm: Tổng hợp Kinh doanh sản xuất là gì? Bạn biết gì về lĩnh vực kinh doanh này?

=> Văn hóa kinh doanh là hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực. Các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh gồm: triết lí kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh và ứng xử kinh doanh.

2. Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành của văn hóa kinh doanh

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành của văn hóa kinh doanh của chủ thể kinh doanh gồm: văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc; khách hàng; các yếu tố nội bộ doanh nghiệp; sự khác biệt và giao lưu văn hóa; thể chế xã hội và quá trình toàn cầu hóa.

Những yếu tố này đều có vai trò quan trọng góp phần hình thành nên văn hóa kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Đối với Việt Nam, là một nước đang phát triển và đang từng bước tiến vào nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng một nền văn hóa kinh doanh tiên tiến càng quan trọng. Để hiểu rõ thêm về vấn đề văn hóa kinh doanh và nền văn hóa kinh doanh Việt Nam bạn có thể tham khảo các bài viết đã được đăng trên trang web của công ty chúng tôi về văn hóa kinh doanh như sau: Xây dựng nền văn hóa kinh doanh,Văn hóa kinh doanh Việt NamvàVăn hóa kinh doanh trên đường phát triển và hội nhập.

3. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp, hiểu một cách đơn giản là tập hơn những giá trị, chuẩn mực về niềm tin, hành vi, nhận thức, phương pháp tư duy được các nhân viên trong doanh nghiệp (DN) cùng công nhận, suy nghĩ, đánh giá và hành động như thói quen.

VHDN lấy việc phát triển toàn diện con người làm mục tiêu cuối cùng. Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp trường tồn và tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, vững mạnh và được coi là một “tài sản vàng” của doanh nghiệp. Có thế nói, văn hóa doanh nghiệp là một giữ vai trò quan trọng không thể thiếu, giúp doanh nghiệp:

Giảm xung đột: văn hóa doanh nghiệp là sợi dây gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và thống nhất.

Điều phối và kiểm soát: Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam giúp điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc… Trong trường hợp phải đưa ra một quyết định phức tạp, văn hóa doanh nghiệp giúp ta thu hẹp các phạm vi lựa chọn phải xem xét.

Tạo động lực làm việc: giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và giá trị của mình trong một tổ chức. Điều này giúp tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh.

Lợi thế cạnh tranh: Từ các yếu tố trên có thể thấy văn hóa doanh nghiệp giúp tăng hiệu quả hoạt động, tạo sự khác biệt trên thị trường và giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường một cách tốt nhất.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

Về yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp Việt Nam bao gồm:

Người lãnh đạo

Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

Lãnh đạo chính là những người hiểu rõ nhất VHDN bởi họ là người xây dựng và phát triển nó. VHDN cũng phản ánh cá tính và triết lý riêng của bản thân nhà lãnh đạo. Qua quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên văn hoá doanh nghiệp.

Những thành viên trong tổ chức

Ngoài lãnh đạo thì các thành viên trong tổ chức cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Các nhân viên cư xử và tương tác với nhau sẽ làm thay đổi không khí làm việc của cả một văn phòng. Do đó, các công ty cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sự kiện xã hội bên ngoài cho nhân viên để đưa tập thể vào một vòng tròn phát triển tinh thần đoàn kết. Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản luôn đề cao tinh thần, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà bạn nên áp dụng.

Chiến lược tuyển dụng

Khi công ty có một nền văn hóa tích cực sẽ thu hút nhiều ứng viên tham gia tuyển dụng bởi công ty có thể hoạt động mạnh mẽ chính là bởi có nền tảng về nhân sự vững chắc. Một nền văn hóa tích cực từ doanh nghiệp sẽ thu hút ứng viên tham gia tuyển dụng. Vì vậy, nhà tuyển dụng cần xem xét những gì diễn ra trong buổi PV để xem ứng viên đó có phù hợp với công ty hay không. Nhờ quy trình tuyển dụng khắt khe, kỹ lưỡng, doanh nghiệp mới tìm được những ứng viên phù hợp.

Nhân viên trung thành cũng là một trong các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Khi mà nhân viên cảm thấy nơi làm việc đáp ứng được nhu cầu, năng lực và đảm bảo cho cuộc sống của họ, giúp họ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, được phát triển, sáng tạo sẽ khiến họ gắn bó lâu dài với công ty. Bạn có thể tham khảo thêm về cách giữ gìn văn hóa doanh nghiệp trong thời đại 4.0 hiện nay.

Môi trường làm việc

Dành cho bạn: Share cho bạn Phòng kinh doanh: Khái niệm, Chức năng, Nhiệm vụ và Cơ cấu tổ chức

Môi trường xung quanh bạn có ảnh hưởng đến hiệu suất của bạn trong công việc. Hãy thử tưởng tượng bạn làm việc trong một môi trường ồn ào, không thể tập trung, chắc chắn năng suất làm việc của bạn sẽ suy giảm đáng kể. Trong khi các thiết kế văn phòng mở dần trở nên phổ biến, nhưng trên thực tế, chúng luôn bộc lộ những khuyết điểm. Do đó, hãy xem xét việc thiết kế các phòng làm việc tách biệt và khuyến khích với các nhân viên mới rằng, họ nên sử dụng chúng bất cứ lúc nào khi cần thiết.

Văn hoá dân tộc

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc. Trong đó, mọi cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp đều chịu tác động của các giá trị văn hóa dân tộc. Vậy nên văn hóa dân tộc phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp là điều tất yếu.

Mỗi cá nhân thuộc giới tính, văn hóa, dân tộc… với các bản sắc văn hóa khác nhau hình thành cho họ các nền tảng suy nghĩ, học hỏi và phản ứng khác nhau. Khi tập hợp chung lại trong tổ chức, những nét nhân cách này sẽ được tổng hợp tạo nên một phần văn hóa doanh nghiệp.

Vì vậy, văn hóa ở mỗi nước, mỗi vùng miền sẽ có những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển, trình độ và lịch sử của khu vực đó. Các giá trị văn hóa này ảnh hưởng doanh nghiệp thường xem xét trên 4 yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp:

– Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể

– Sự phân cấp quyền lực

– Sự đối lập giữa nam quyền và nữ quyền

– Tính cẩn trọng

Giá trị văn hóa học hỏi được

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam còn được hình thành và ảnh hưởng bởi những giá trị văn hóa học hỏi được. Giá trị văn hóa học hỏi được là những giá trị văn hóa, các quan niệm, chuẩn mực, nguyên tắc và các truyền thống mà doanh nghiệp tiếp nhận được trong quá trình hình thành và hoạt động của mình

Mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa riêng của mình. Chính văn hóa tổ chức làm nên nét riêng biệt của từng doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Tuy nhiên có một số giá trị có thể học tập được, chia sẻ được. Không nên học tập một cách máy móc, mà phải chọn lọc những giá trị phù hợp, áp dụng vào doanh nghiệp một cách linh hoạt, sáng tạo.

5. Khái niệm Doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định, doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh theo đúng quy định, trình tự, thủ tục hồ sơ của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Thực tế trong hoạt động hiện nay, các doanh nghiệp khi thành lập đều thực hiện và hướng đến một quá trình kinh doanh liên tục trong việc thúc đẩy sản xuất hoặc cung cấp các dịch vụ thế mạnh trên thị trường để sinh lời, kiếm lợi nhuận cao.

Như vậy có thể hiểu đa phần các doanh nghiệp khi thành lập được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi. Tuy nhiên cũng có một số các doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà hoạt động vì các yếu tố an sinh xã hội, vì cộng đồng và môi trường.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email [email protected] hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Viết một bình luận