Hot Hot Văn khấn cúng lễ tạ mộ

Văn khấn cúng lễ tạ mộ

Văn cúng tạ mộ ngày cuối năm hay văn khấn cúng lễ tạ mộ mới xây xong là một nghi lễ truyền thống của người Việt để thể hiện sự hiếu thuận của con cháu đối với tổ tiên của mình. Vào những ngày cuối năm, từ khoảng 23 đến 30 tháng Chạp, các gia đình thường sắm sửa lễ vật ra mộ tổ tiên và người thân đã khuất để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, lau chùi, sửa sang mộ, rước vong linh gia tiên về đón năm mới. Dưới đây là bài văn khấn tạ mộcách sắm lễ khi đi tạ mộ cuối năm, mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem: văn khấn tạ mộ

Bài văn khấn tạ mộ, lễ vật cúng tạ mộ và cách cúng tạ mộ dưới đây có thể áp dụng cho tạ mộ mới xây. Các bạn có thể tải miễn phí bài văn cúng tạ mộ này về và áp dụng.

1. Lễ tạ mộ là gì?

Lễ tạ mộ phần là vấn đề mà hầu như ai cũng quan tâm. Bởi trong quan niệm của người Việt luôn nhớ tới nguồn cội, họ cho rằng phần âm có được yên ổn thì người dương mới có thể an cư lạc nghiệp. Chính vì thế, khoảng từ 24 hoặc 25 tháng Chạp mỗi năm rất nhiều gia đình Việt đi tạ mộ. Vấn đề tạ mộ là lĩnh vực khá phức tạp nên thông thường nhiều người mời thầy có nhiều hiểu biết về tâm linh, chuyên môn để về làm lễ.

Cũng có những trường hợp khác phần mộ đã được yên ổn, luôn phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn và thuận lợi thì họ có thể làm lễ tạ mộ với văn khấn tạ mộ để cảm ơn. Khi tạ mộ gia chủ có tâm, có tín, khấn lễ chu đáo thì thần linh, tổ tiên sẽ ban ân, ban phúc cho cuộc sống yên lành, mạnh khỏe, gia đình ấm êm, luôn vui tươi hạnh phúc. Không bao giờ phải lo lắng yêu ma quấy nhiễu, mọi hung đều hóa cát, điều giữ hóa lành, giao dịch thành công, buôn may bán đắt,…

Nếu bị động mộ vì một lý do nào đó khiến vong linh không yên thì phải mời thầy pháp về giúp đến khi mồ yên mả đẹp.

Các loại lễ cúng tạ mộ theo phong tục Việt

Phong tục của người Việt có nhiều lễ cúng tạ mộ bao gồm:

  • Lễ tạ mộ cuối năm
  • Lễ tạ mộ đầu năm (lễ tạ mộ thanh minh)
  • Lễ tạ mộ khánh thành mới xây xong
  • Lễ tạ mộ kết phát: lễ cúng tạ mộ phát theo phong thủy tâm linh dành cho những ngôi mộ có các đặc trưng.
  • Lễ tạ mộ kết mối (mối đùn): mộ có một lớp keo kiên cố như xi măng bảo vệ hài cốt.
  • Lễ tạ mộ phát kết thủy (thủy tụ): Thi hài của người mất được bảo vệ bởi lớp nước giống như thứ nước ướp xác và không được cải táng. Nếu cải táng thì nước sẽ hóa đục và hài cốt chuyển màu đen. Những ngôi mộ kết này được xem là sẽ giúp con cháu, dòng tộc có nhiều may mắn, tài lộc, công danh… nên thường có cách tạ mộ kết riêng cũng như phải lễ tạ ân, cầu xin phát lộc.
  • Lễ tạ mộ tam đại: lễ tạ cúng tổ tiên 3 đời của gia chủ
  • Lễ, văn khấn tạ mộ 3 ngày, lễ tạ mộ ngày giỗ
  • Lễ tạ mộ cúng rằm tháng 7
  • Lễ tạ mộ của dòng họ, tộc

Trong đó lễ cúng tạ mộ cuối năm và cúng tạ mộ sau xây dựng là 2 lễ cũng quan trọng trong phong tục tập quán cúng lễ tạ mộ một là cảm tạ, hai là cầu ân.

Lễ cúng tạ mộ cuối năm

Khác với lễ tảo mộ đầu năm, lễ tạ mộ cuối năm là nghi lễ thể hiện sự tưởng nhớ tới tổ tiên, tỏ lòng thành kính. Quan niệm luôn coi trọng việc chôn cất và thờ phụng người đã khuất, người đã mất vẫn còn cuộc sống nối tiếp ở thế giới bên kia và dang dở nơi dương thế nên thường sắm lễ tạ mộ cuối năm như lời mời tổ tiên về ăn cỗ và cảm tạ thần linh đã cho tổ tiên nương nhờ đất lành trong năm qua. Vì vậy cần phải chuẩn bị chu đáo văn khấn lễ tạ thần linh ngoài mộ.

Do đó, hàng năm chuẩn bị đón tết Nguyên đán dù bận rộn thế nào vẫn không thể bỏ qua việc tạ mộ ngoài đồng ở khu lăng mộ của gia tiên, dòng tộc để dọn dẹp nơi an nghỉ và làm lễ cúng tạ mời tổ tiên về ăn tết với con cháu. Cúng lễ tạ mộ cầu bình an, tài lộc là việc không thể thiếu.

Lễ cúng tạ mộ khánh thành, sau khi xây

Lễ vật cúng xây mộ mới và đọc văn khấn tạ mộ mới xây là nghi lễ quan trong khi gia chủ thực hiện việc xây cất mộ mới cho người đã khuất để cầu mong người đã mất yên nghỉ, phù hội cho người trốn dương gian. Trước khi thực hiện lễ xây mộ mới, cần lưu ý làm đầy đủ các thủ tục về bốc mộ như: sắm lễ cũng bốc mộ, bài văn khấn lễ bốc mộ,… thật cẩn thận.

Đồng thời, việc xây cất làm ảnh hưởng tới thần linh nơi đất này vì vậy ngoài việc lễ cúng khởi công động thổ xây mộ thì khi xây xong sẽ sắm lễ cúng tạ mộ mới xây cảm ơn thần linh giúp đỡ, ban đất cho gia tiên an nghỉ, cất nhà mới và tránh động long mạch…

2. Thời gian làm lễ Tạ Mộ

Lễ tạ mộ có thể làm độc lập vào tất cả các ngày tốt trong tháng Chạp hoặc nhiều gia đình cũng thường kết hợp với lễ mời gia tiên về ăn Tết sau ngày 23 tháng Chạp.

Thông thường, tùy vào điều kiện mỗi gia đình và phong tục từng miền, mỗi nơi mỗi nhà có cách sắm lễ tạ mộ phần khác nhau.

3. Phân biệt lễ tạ mộ và lễ tảo mộ

Có nơi gọi đây là lễ tạ mộ cuối năm, nhưng cũng có nơi lại gọi là lễ tảo mộ cuối năm. Vậy chính xác thì tên gọi của lễ này là gì? Liệu có sự nhầm lẫn gì ở đây không hay đơn giản nó đều là 1 lễ.

Theo quan niệm truyền thống, tạ mộ và tảo mộ là 2 lễ hoàn toàn khác nhau. Trước tiên, hiểu theo nghĩa đen thì tảo mộ tức là quét dọn, tu sửa cho ngôi mộ, còn tạ mộ thì là làm lễ tạ ơn chư vị thần linh cùng vong linh người đã khuất.

Lại xét về thời gian thực hiện thì tạ mộ và tảo mộ là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Tạ mộ cuối năm vào ngày nào? Tạ mộ được thực hiện vào thời điểm cuối năm, trong những ngày giáp Tết, thường là từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp.

Còn tảo mộ được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, tức là vào thời điểm đầu năm.

Văn khấn lễ tạ mộ ngoài đồng

Văn khấn lễ tạ mộ cuối năm mẫu 1

Tảo mộ ngày Tết

Văn khấn tạ mộ cuối năm mẫu 2

Bài cúng tạ mộ cuối năm mẫu 3

Cách sắm lễ tạ mộ cuối năm

Nhiều gia đình thường kết hợp lễ tại mộ cuối năm cùng lễ mời ông bà tổ tiên về ăn Tết, phù hộ độ trì cho con cháu một năm mới an lành, mạnh khỏe. Nếu bạn vẫn băn khoăn không biết lễ tạ mộ cần chuẩn bị những gì thì hãy tham khảo danh sách dưới đây nhé.

Đáng xem: Chia sẻ Văn cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ

Tảo mộ dịp cuối năm

Phần sắm lễ tạ mộ tùy theo điều kiện, lòng thành của gia chủ. Song thông thường có những vật cúng cơ bản:

Những đồ chuẩn bị để ra cúng tại phần mộ:

  • Hương thơm
  • Hoa tươi (hoa hồng đỏ):10 bông
  • Trầu: 3 lá, Cau: 3 quả cành dài đẹp
  • Trái cây: 1 mâm to
  • Xôi trắng: 1 mâm bên trên bày gà luộc nguyên con (Thường chọn giò hoặc là trống thiến)
  • Rượu trắng: 0,5 lít + Chén đựng rượu: 5 cái
  • 10 lon bia + 2 bao thuốc lá + 2 gói chè (1 lạng/gói)
  • 2 nến cốc màu đỏ dùng để thắp khi làm lễ

Phần mã thì có:

  • 1 cây vàng hoa đỏ
  • 5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm, tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia (loại to) cùng với đồ kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi.
  • Mỗi ngựa trên lưng có 10 lễ vàng tiền (một lễ gồm có tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ các loại..)

Có 4 đĩa để tiền vàng riêng như sau:

  • 1 đĩa để 3 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền
  • 1 đĩa có 1 đinh vàng lá, 7 đinh xu tiền
  • 1 đĩa có 9 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền
  • 1 đĩa có 1 đinh xu tiền

Đối với vong linh tùy theo là nam, phụ, lão, ấu, mà có áo quần tương ứng dâng tiến cho phù hợp. Ngoài ra có tiền âm phủ các loại kèm theo, tiền xu, vàng lá…. mỗi thứ ít nhiều.

Chú ý: nếu phần mộ nhỏ thì phải có thêm mâm, thêm bàn để bày lễ lên sao cho phù hợp.

Đối với nghĩa trang có nơi thờ thần linh Thổ địa riêng thì phải bày lễ hai nơi. Trong đó lưu ý phần mã là trình bày ở nơi thờ thần linh Thổ địa. Có nơi dâng cây đại thiếc (thay vàng hoa đỏ).

Ngoài ra tùy theo phong tục tập quán ở mỗi nơi mà có sự gia giảm điều chỉnh thích ứng.

4. Những chú ý khi đi tạ mộ

Những lưu ý khi đi tảo mộ

Tạ mộ vào giờ nào tùy vào điều kiện, thời tiết thuận lợi, và sức khỏe cho phép. Nhưng tốt nhất nên chọn ngày tạnh ráo, ấm áp.

– Dịp này cha mẹ hay cho trẻ đi theo tạ mộ, trước là để biết dần vị trí phần mộ, sau là tập cho trẻ kính trọng, hiếu đễ tổ tiên. Vì vậy cần:

– Tránh đi tạ mộ quá sớm bởi lúc đó sương đêm chưa tan. Cũng không nên đi quá muộn bởi chiều tối và đêm âm khí nặng nề, không tốt cho sức khỏe.

– Khi thời tiết mưa gió, sấm chớp thì không nên đi tạ mộ.

– Nghi lễ tạ mộ không nên làm linh đình, tốn kém để khoe mẽ. Cũng không nặng về hình thức, đốt vàng mã lớn kiểu mê tín.

– Không nên ăn đồ cúng ở nghĩa trang, vì dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa (chưa kể đến vấn đề tần số tâm linh).

– Không nô đùa, ngồi lên những ngôi mộ vì bị coi là bất kính.

– Không tranh thủ ngồi thiền, tập dưỡng sinh, thể dục ở đó vì uế khí dễ xâm nhập vào cơ thể.

– Đi tạ mộ về, nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để thanh lọc các chược khí, âm khí bám vào người và quần áo…

Chú ý cách dùng hoa trong ngày này

Đề xuất riêng cho bạn: Chỉ bạn 329. Đi tìm nguồn gốc con Rồng

Những lưu ý khi đi tảo mộ

Hoa bách hợp trắng

Ý nghĩa: thuần khiết, trang nghiêm, tâm đầu ý hợp

Đối tượng: người thân, bạn đời, bạn bè

Kết hợp cùng: hoa lưu ly, hoa baby

Hoa bách hợp sở dĩ được nhiều người yêu thích, không chỉ do nó có vẻ đẹp thoát tục, mà còn do hàm ý đặc biệt của nó. Tương truyền hoa bách hợp do những đau thương mà Hạ Oa và Á Đang – người vất vả kiếm tìm Y Điện Viên tạo nên. Do vậy, hoa bách hợp trắng tinh khôi dâng lên mộ phần, tỏ ý tiếc thương người đã mất, gửi gắm nỗi niềm nhung nhớ.

Hoa cúc vàng

Ý nghĩa: Thương nhớ

Đối tượng: bạn bè, người thân

Nên kết hợp cùng: hoa cúc trắng, hoa lưu ly

Đem hoa cúc trắng dâng lên mộ phần bạn bè, người thân, tỏ ý tưởng nhớ. Hoa cúc vàng, tùy từng vùng mà có những ý nghĩa khác nhau, ở một số nước phương Đông có ý nghĩa nhớ thương, nhưng ở phương tây lại có ngụ ý đau buồn. Tuy nhiên, dù thế nào, hoa cúc vàng cũng là một loại hoa không thể thích hợp hơn trong tiết Thanh Minh.

Hoa cúc trắng

Ý nghĩa: thanh khiết, cao thượng

Đối tượng: bạn bè, người thân

Nên kết hợp cùng: hoa cúc vàng, hoa đồng tiền.

Mùa xuân muôn trăm cây bừng sống, có phải bạn cũng đang chờ đợi về một cuộc sống tuần hoàn đầy tươi đẹp? Đem hoa tươi tặng cho người đã khuất, hoa cúc trắng chính là lựa chọn hàng đầu. Với ngụ ý thanh cao, thanh tú, lại thuần khiết, hoa cúc trắng đại diện cho sự tôn kính, dùng để tỏ ý tiếc thương, gửi gắm nỗi lòng nhung nhớ và hi vọng người đã khuất có được một cuộc sống an nhiên nơi thiên đường.

Loài hoa yêu thích của người khuất

Điều này rất được chú trọng, bạn không nhất thiết phải sử dụng những loại hoa truyền thống, bạn có thể sử dụng loài hoa mà người đã khuất từng thích khi còn sống để thể hiện tình cảm của mình.

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2021:

Chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi là chúng ta sẽ bước sang năm mới Tân Sửu 2021. Những công việc cần chuẩn bị cho một năm mới sung túc, an vui còn rất nhiều. Để tiện lợi cho các bạn đọc, danangchothue.com đã sưu tầm và sắp xếp các bài văn khấn gia tiên, văn cúng ông công ông táo cùng văn khấn tất niên,…để các bạn tiện theo dõi. Mời các bạn tham khảo.

5. Cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp

    1. Ý nghĩa cúng Ông công ông Táo
    2. Bài Cúng ông Công ông Táo
    3. Cúng ông Công ông Táo như nào cho đúng

6. Lễ cúng Giao Thừa 2021

    1. Cách chuẩn bị mâm cúng Giao Thừa
    2. Lễ cúng Giao Thừa gồm những gì?
    3. Bài Cúng Giao Thừa Ngoài Trời
    4. Bài Cúng Giao Thừa Trong Nhà

7. Cúng Tất Niên 2021

    1. Cách chuẩn bị mâm cơm cúng Tất Niên
    2. Bài cúng Tất Niên

Viết một bình luận