Bạn có biết Mệnh giá là gì? Quy định về mệnh giá chứng khoán?

Chứng khoán và thị trường chứng khoán đang trở thành một trong lĩnh vực đầy hứa hẹn tại Việt Nam nói riêng cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung. Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi nhà đầu tư sở hữu chứng khoán đều mong muốn nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai. Chứng khoán và thị trường chứng khoán là thước đo sức mạnh của nền kinh tế. Các chỉ số đo lường trên thị trường chứng khoán hay giá cổ phiếu của các công ty thể hiện liệu nền kinh tế đang trong giai đoạn tốt hay không. Chính phủ cũng nhờ vào thị trường chứng khoán sẽ kiểm soát tốt hơn tình hoạt động cũng nền kinh tế cũng như hoạt động của các công ty niêm yết. Pháp luật nước ta cũng đã đưa ra quy định về mệnh giá chứng khoán. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu mệnh giá là gì và quy định về mệnh giá chứng khoán.

Bạn đang xem: về mệnh trong chứng khoán là gì

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Khái quát về mệnh giá:

1.1. Mệnh giá:

Định nghĩa của mệnh giá:

Mệnh giá hay còn gọi là giá trị danh nghĩa là giá trị mà tổ chức phát hành ấn định cho chứng khoán và được ghi trên chứng khoán đó.

Mệnh giá được hiểu cơ bản là giá in trên mặt cổ phiếu, trái phiếu hoặc các công cụ tài chính khác. Chẳng hạn một công ty cổ phần phát hành cổ phần thông thường với mệnh giá 10 nghìn đồng. Tuy nhiên, giá trị thị trường của cổ phiếu này có thể cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá, tùy thuộc vào cung và cầu về nó. Trong đó:

– Mệnh giá cổ phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của cổ phiếu là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu.

– Mệnh giá trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị được ghi trên trái phiếu. Giá trị này được gọi là số vốn gốc.

Đặc trưng của mệnh giá:

Theo Điều 13 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định về mệnh giá chứng khoán có nội dung như sau:

– Mệnh giá chứng khoán chào bán trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng Đồng Việt Nam.

– Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.

– Đối với trường hợp giá chứng khoán của tổ chức phát hành trên hệ thống giao dịch chứng khoán thấp hơn mệnh giá, tổ chức phát hành được chào bán chứng khoán với giá thấp hơn mệnh giá.

Ý nghĩa của mệnh giá:

– Mệnh giá cố phiếu:

+ Giá trị mệnh giá của cổ phiếu không có liên quan đến giá trị thị trường. Giá trị mệnh giá của một cổ phiếu là giá trị được ghi cụ thể trong điều lệ công ty. Công ty phát hành hứa hẹn sẽ không phát hành thêm cổ phiếu có giá thấp hơn mệnh giá, vì vậy các nhà đầu tư có thể tự tin rằng không ai khác sẽ nhận được giá phát hành có lợi hơn. Chính bởi vì thế, mệnh giá được hiểu là giá trị danh nghĩa của một chứng khoán được xác định bởi công ty phát hành và là giá tối thiểu của nó. Điều này quan trọng hơn nhiều trong các thị trường chứng khoán không được kiểm soát so với các thị trường được quản lý tồn tại ngày nay, nơi mà giá phát hành cổ phiếu thường phải được công bố.

Đề xuất riêng cho bạn: Share cho bạn Mục tiêu giá (Price Target) là gì? Mục tiêu giá được xác định như thế nào?

+ Mệnh giá cổ phiếu thông thường được sử dụng để ghi sổ sách kế toán của của công ty.

+ Mệnh giá cổ phiếu không có giá trị thực tế đối với nhà đầu tư khi đã đầu tư nên mệnh giá cổ phiếu sẽ không liên quan đến giá trị trường của cổ phiếu đó. Nói cách khác, mệnh giá không tác động đến giá trị thị trường của cổ phiếu.

+ Mệnh giá cổ phiếu thường chỉ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm công ty phát hành cổ phiếu thường trong lần đầu tiên huy động vốn thành lập công ty. Tại thời điểm đó mệnh giá thể hiện số tiền tối thiếu công ty phải nhận được trên mỗi cổ phiếu mà công ty phát hành ra.

+ Luật pháp ở một số quốc gia cho phép công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu thường không có mệnh giá.

Tuy nhiên luật pháp của một số nước cũng cấm các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu thường không có mệnh giá như ở Anh hay Hàn Quốc.

– Mệnh giá trái phiếu:

+ Mệnh giá trái phiếu hiện nay được xem là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu. Bên cạnh đó thì mệnh giá trái phiếu cũng thể hiện số tiền các chủ thể là người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn.

+ Hiện nay, trên thị trường cũng có khá nhiều loại trái phiếu tùy thuộc vào nhà phát hành là ai và đối với mỗi loại trái phiếu khác nhau thì sẽ có mệnh giá được quy định khác nhau.

1.2. So sánh cổ phiếu và trái phiếu:

Cổ phiếu và trái phiếu là các kênh huy động vốn và chứng có những điểm khác nhau như sau:

– Về bản chất:

+ Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn điều lệ công ty.

+ Trái phiếu là chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu.

– Về chủ thể có thẩm quyền phát hành:

+ Đối với cổ phiếu: chỉ có Công ty cổ phần có quyền phát hành cả cổ phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn không có quyền phát hành cổ phiếu.

+ Đối với trái phiếu: công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn đều có quyền phát hành trái phiếu.

– Tư cách chủ sỡ hữu:

Tham khảo thêm: Chia sẻ {{news.Title}}

+ Cổ phiếu: Người sở hữu cổ phiếu được gọi là cổ đông của công ty cổ phần.

+ Trái phiếu: Người sở hữu trái phiếu không phải là thành viên hay cổ đông của công ty, họ trở thành chủ nợ của công ty.

– Quyền của chủ sở hữu:

+ Quyền của chủ sở hữu đối với Cổ phiếu: Các chủ thể là người sở hữu cổ phiếu của công ty cổ phần trở thành cổ đông của công ty và tùy thuộc vào loại cổ phần họ nắm giữ, họ có những quyền khác nhau trong công ty. Người sở hữu cổ phiếu của công ty cổ phần được chia lợi nhuận (hay còn gọi là cổ tức), tuy nhiên lợi nhuận này không ổn định mà phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. họ có quyền tham gia vào việc quản lý và điều hành hoạt động của công ty, tham gia biểu quyết các vấn đề của công ty, trừ cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại không được dự họp Đại hội đồng cổ đông và biểu quyết các vấn đề của công ty.

+ Quyền của chủ sở hữu đối với Trái phiếu: Các chủ thể là người sở hữu trái phiếu do công ty phát hành được trả lãi định kì, lãi suất ổn định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

– Thời gian sở hữu:

+ Cổ phiếu: Không có thời hạn cụ thể, nó phụ thuộc vào ý chí và quyết định của chủ sở hữu cổ phiếu.

+ Trái phiếu: Có một thời hạn nhất định được ghi trong trái phiếu.

– Hệ quả của việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu:

+ Cổ phiếu: Kết quả của việc phát hành cổ phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần và làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông hiện hữu.

+ Trái phiếu: Kết quả của việc phát hành trái phiếu sẽ làm tăng vốn vay, nghĩa vụ trả nợ của công ty nhưng không làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông hiện hữu.

2. Quy định về mệnh giá cổ phần khi thành lập công ty:

Theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định nội dung sau đây:

Như vậy, theo quy định cụ thể được nêu trên, ta có thể hiểu là tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã bán hoặc được đăng ký mua.

Ngoài ra, theo quy định Luật Chứng khoán năm 2019 không có khái niệm hay nội dung quy định về mệnh giá cổ phần mà chỉ có nội dung quy định về mệnh giá chứng khoán.

Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật thì công ty phát hành lần đầu, mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ra công chúng tối thiểu là 10.000 Việt Nam đồng.

Vì vậy, thông thường, các công ty cổ phần thường sẽ để mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng/ cổ phần khi lần đầu phát hành ra công chúng.

Tuy nhiên, trên thực tế đã có và được ghi nhận ở thị trường Việt Nam có một số công ty cổ phần phát hành cổ phần thấp hơn mệnh giá và được Ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận. Hiện nay, pháp luật chưa hề co một quy định cụ thể nào hướng dẫn về vấn đề này nên việc quyết định mệnh giá cổ phần tối thiểu sẽ do Ủy ban chứng khoán nhà nước xem xét chấp nhận trên cơ sở từng đợt phát hành.

Viết một bình luận