Tổng hợp Wash out trong chứng khoán là gì? Những phiên wash out chứng khoán lịch sử

Thuật ngữ wash out rất quen thuộc trên thị trường chứng khoán. Đây đều là những phiên giúp nhà đầu tư có cơ hội mua cổ phiếu để “bắt đáy”. Như vậy, có thể hiểu wash out trong chứng khoán là gì?

Wash out trong chứng khoán là gì?

Wash out chỉ 1 phiên giao dịch mà các nhà đầu tư hoảng loạn, ồ ạt bán tháo chứng khoán mà mình đang sở hữu khiến thị trường giảm mạnh. Lượng cung tăng dồn dập trong 1 hoặc nhiều phiên liên tiếp, cho tới khi không còn ai bán nữa.

Bạn đang xem: washout trong chứng khoán là gì

Ở thời điểm này, giá cổ phiếu sẽ giảm liên tục và bắt đáy. Sau đó thị trường sẽ bước vào giai đoạn đi ngang (Sideways), hoặc dần dần hồi phục trở lại và chuyển sang giai đoạn tăng điểm.

Theo một cách hiểu khác, wash out có thể giống với Bear trap (bẫy giảm giá), giống ở chỗ 2 thuật ngữ này đều chỉ 1 phiên giảm mạnh, rũ bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, khác biệt ở chỗ wash out là đoạn cuối cùng của sự tuyệt vọng, đỉnh điểm của sự chán nản sau nhiều phiên giảm điểm liên tiếp. Còn bear trap thông thường chỉ là phiên giảm điểm (điều chỉnh) để thị trưởng bớt nóng, sau đó đi lên tiếp trong 1 xu hướng tăng.

Đọc thêm: Chỉ bạn Momentum là gì? Cách sử dụng Momentum trong trading

Tìm hiểu thêm về khái niệm Break out

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng wash out

Hiện tượng wash out xảy ra khi các nhà đầu tư đã hết kỳ vọng vào thị trường. Nguyên nhân có thể do một xu hướng giảm (downtrend) kéo dài hoặc trước một thông tin cực kỳ xấu xảy ra (liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dịch bệnh,… trên thế giới, ở một khu vực, vùng kinh tế lớn,…). Ở các phiên này, các chỉ số sẽ giảm mạnh với khối lượng giao dịch lớn, kể cả những mã cổ phiếu bluechip hay các mã dẫn dắt.

Sau phiên wash out, thị trường đi lên như thế nào và vào lúc nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khi niềm tin chưa trở lại, nhà đầu tư sẽ phải tiếp tục dành thời gian quan sát thị trường, lúc này thị trường sẽ đi ngang, có thể kéo dài vài ngày, thậm chí là vài tháng. Khi cổ phiếu giảm quá sâu, thì nhà đầu tư có thể đổ tiền vào thị trường, từ đó xu hướng sẽ bắt đầu tăng lên và có đà để hồi phục.

Những phiên wash out lịch sử trên thị trường chứng khoán

Sự kiện Brexit ở Anh (Anh rời khỏi Liên minh châu ÂU EU) vào ngày 24/06/2016 đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán toàn cầu, bao gồm cả thị trường chứng khoán Việt Nam (đại diện là chỉ số VN-Index). Phiên giao dịch này, có lúc chỉ số VN-Index giảm cực mạnh -34 điểm (tương đương giảm -5,5%), có nghĩa là lúc đó hầu hết tất cả các cổ phiếu đều giảm kịch sàn, giảm hết biên độ (-7%). Tuy nhiên, ngay sau đó, thị trường bắt đầu phục hồi và đi lên rất mạnh. Đây có thể coi là 1 phiên wash out điển hình.

Brexit wash out

Đề xuất riêng cho bạn: Bạn có biết Mệnh giá là gì? Quy định về mệnh giá chứng khoán?

Sự kiện Brexit đã tạo ra phiên wash out cho thị trường chứng khoán

Một phiên wash out lịch sử khác vừa xuất hiện trên thị trường chứng khoán Mỹ vào năm trước: Chỉ số Dow Jones trên thị trường chứng khoán Mỹ đã có giai đoạn giảm điểm tồi tệ vào tháng 3/2020 do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng. Chỉ số này đã suy giảm trên 30% từ vùng đỉnh. Tuy nhiên, đến thời điểm ngày 25/3 (theo giờ giao dịch khu vực Mỹ là ngày 24/3), chỉ số này đã bật tăng mạnh mẽ trở lại với hơn 2.000 điểm (11%), mức cao nhất kể từ năm 1933 sau khi thông tin hỗ trợ được công bố. Cụ thể, Chính phủ Mỹ đã thông qua gói cứu trợ 2.000 tỷ USD nhằm giải cứu trong đợt dịch bệnh. Điều này đã làm trấn an tâm lý nhà đầu tư, kéo theo đó lượng cầu vào thị trường tăng lên.

Xét về mặt kỹ thuật, đây có thể là biểu hiện của wash out trên thị trường chứng khoán Mỹ (diễn ra tại phiên ngày 23/3 giờ Mỹ) khi chỉ số bật tăng vọt từ đáy sau đó vào tạo khoảng trống GAP lớn với phiên trước.

Thị trường Việt Nam cũng không đi ngoài xu hướng chung của thế giới trong giai đoạn dịch Covid-19. Ngày 25/3, chỉ số VN-Index cũng ghi nhận bật tăng trở lại sau một quãng giảm điểm kéo dài một phần nhờ tin hỗ trợ đắc lực từ việc kích hoạt gói hỗ trợ kinh tế từ Mỹ.

Wash out chứng khoán xảy ra do nhiều nguyên nhân, là thời điểm thị trường đi xuống và ảm đạm. Tuy nhiên, đó chưa chắc đã phải điều tồi tệ, những phiên wash out có thể là đòn bẩy cho thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ hơn.

Viết một bình luận