- 1. Báo cáo tài chính là gì?
- 2. Báo cáo tài chính gồm những gì?
- 2.1 Bảng cân đối kế toán
- 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- 2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- 2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
- 3. Mục đích lập báo cáo tài chính
- 4. Kỳ hạn lập và nộp báo cáo tài chính
- 5. Nơi nhận báo cáo tài chính
- 6. Ý nghĩa của báo cáo tài chính
Chắc chắn những người đang tìm hiểu về nghề kế toán hay những người làm nghề và thậm chí cả những người không liên quan đến lĩnh vực kế toán đều biết đến thuật ngữ “báo cáo tài chính”. Hàng năm, các doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan có thẩm quyền để cung cấp thông tin về tình hình tài chính DN.
Vậy hiểu thế nào cho đúng và đủ về báo cáo tài chính? Hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây.
Bạn đang xem: baáo cáo tài chính là gì
1. Báo cáo tài chính là gì?
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán số 88/2015/QH13, định nghĩa báo cáo tài chính như sau:
“Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.”
Báo cáo tài chính (Financial Statement) hiện nay áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Định kỳ theo thời hạn quy định của Pháp luật về Kế toán, Thống kê, Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực và chính xác cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy từng loại hình, quy mô doanh nghiệp sẽ có thời hạn nộp báo cáo và số lượng báo cáo riêng phù hợp.
2. Báo cáo tài chính gồm những gì?
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:
2.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính doanh nghiệp tổng hợp, tóm tắt và phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có cũng như nguồn vốn để hình thành các tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán là một bức tranh sơ bộ toàn bộ nguồn lực tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm vì tài liệu này phản ánh số liệu về giá trị toàn bộ các tài sản và nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính.
Lập bảng cân đối kế toán là nhiệm vụ của kế toán để hoàn thiện bộ báo cáo tài chính doanh nghiệp.
2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đề xuất riêng cho bạn: Những phần quan trọng khi đọc báo cáo tài chính của một công ty
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết doanh thu mà doanh nghiệp thu được so với các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh để tính toán lợi nhuận hoặc lỗ thu nhập ròng. Đồng thời, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai.
Tuy nhiên, tương tự bảng cân đối kế toán, kế toán cũng có thể gặp một số sai sót khi lập báo cáo kết quả kinh doanh. Vì vậy, kế toán cần hết sức lưu ý khi tiến hành nghiệp vụ này. Hoặc kế toán cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ như phần mềm kế toán online MISA. Phần mềm kế toán online MISA AMIS – giải pháp tài chính thông minh hỗ trợ nhiều cho kế toán doanh nghiệp nói riêng và chủ doanh nghiệp nói chung. Phần mềm AMIS Kế Toán hỗ trợ tự động hóa việc lập báo cáo:
- Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.
- Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
- Giám đốc có thể xem báo cáo trên mọi thiết bị, bao gồm điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
- Cảnh báo thông minh: Tự động cảnh báo khi phát hiện có sai sót.
- …..
Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán quan tâm đăng ký sử dụng thử bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS 15 ngày miễn phí để thực tế trải nghiệm.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đọc Báo cáo kết quả kinh doanh
2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết có bao nhiêu tiền mặt đã nhập và rời khỏi doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể. Thông thường chỉ các công ty sử dụng phương pháp kế toán dồn tích mới lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Lý do là bởi theo phương pháp dồn tích, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể bao gồm doanh thu mà doanh nghiệp đã kiếm được nhưng chưa nhận được và các chi phí mà doanh nghiệp đã phát sinh nhưng chưa thực hiện thanh toán.
Thực tế cho thấy, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo khó nhất trong hệ thống các loại báo cáo tài chính. Mời bạn tìm hiểu thêm về cách đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ để hỗ trợ cho công việc của mình.
2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là tài liệu giải thích và bổ sung các thông tin về tình hình hoạt động, tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, các chính sách kế toán của doanh nghiệp… mà những bản báo cáo khác không thể mô tả rõ ràng và chi tiết. Qua tài liệu này, nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các con số được trình bày trong báo cáo tài chính và nhắm rõ về tình hình hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.
Cách lập và trình bày thuyết minh báo cáo tài chính là kiến thức quan trọng đối với mỗi kế toán doanh nghiệp.
Trông có vẻ khá phức tạp song thực tế, các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 thì báo cáo tài chính bao gồm các báo cáo sau:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)
Dành cho bạn: Tổng hợp PhD, MD, MA, MSc, BA, BSc có nghĩa là gì?
Còn doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133 thì báo cáo tài chính sẽ bao gồm các báo cáo:
- Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01 – DNNKLT hoặc Mẫu số B01 – DNSN)
- Báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Mẫu số Mẫu số B02 – DNN hoặc Mẫu số B02 – DNSN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Báo cáo không bắt buộc)
- Thuyết minh báo cáo tài chính
3. Mục đích lập báo cáo tài chính
Căn cứ vào Chuẩn mực VAS 21 – Trình bày Báo cáo tài chính thì mục đích lập báo cáo tài chính như sau:
- Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
- Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
- Tài sản;
- Nợ phải trả;
- Vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
- Các luồng tiền.
- Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền.
>>> Xem hướng dẫn đầy đủ cách đọc các báo cáo tại bài viết: Đọc báo cáo tài chính với 6 bước đơn giản
4. Kỳ hạn lập và nộp báo cáo tài chính
Thời hạn nộp BCTC của doanh nghiệp như sau:
- Đối với doanh nghiệp nhà nước:
- Thời hạn nộp BCTC quý:
- Đơn vị kế toán phải nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;
- Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp BCTC quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
- Thời hạn nộp BCTC năm:
- Đơn vị kế toán phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
- Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp BCTC năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
- Thời hạn nộp BCTC quý:
- Đối với các loại doanh nghiệp khác
- Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 90 ngày;
- Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
5. Nơi nhận báo cáo tài chính
Nơi nhận báo cáo
Loại hình doanh nghiệp Kỳ lập báo cáo Cơ quan tài chính Cơ quan Thuế Cơ quan Thống kê DN cấp trên Cơ quan đăng ký kinh doanh 1. Doanh nghiệp Nhà nước Quý, Năm x x x x x 2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Năm x x x x x 3. Các loại doanh nghiệp khác Năm x x x
x
6. Ý nghĩa của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý Doanh nghiệp cũng như đối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng khác ngoài doanh nghiệp như nhà đầu tư hoặc người quan tâm. Báo cáo tài chính thể hiện đầy đủ các vấn đề như:
- Báo cáo tài chính thể hiện rõ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là thông tin về khả năng sinh lời, về tình hình biến động trong sản xuất kinh doanh để người đọc đưa ra các đánh giá về thay đổi tiềm tàng của các nguồn lực tài chính mà doanh nghiệp có thể kiểm soát trong tương lai, đồng thời dự đoán khả năng tạo ra các nguồn tiền cho doanh nghiệp trên cơ sở hiện có và việc đánh giá hiệu quả các nguồn lực bổ sung mà doanh nghiệp có thể sử dụng.
- Thông tin về sự biến động tình hình tài chính của doanh nghiệp: Các chỉ tiêu như tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp tại một thời điểm hoặc của một thời kỳ được thể hiện rõ trong báo cáo tài chính.
Từ những điều này có thể thấy, ý nghĩa của báo cáo tài chính thể hiện cho từng đối tượng sử dụng báo cáo tài chính như sau:
- Đối với Ban quản trị doanh nghiệp: Mang đến cho BQT cái nhìn tổng hợp về tình hình tài sản, tình hình nguồn vốn, tình hình và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động tình hình lưu chuyển tiền tệ, tình hình quản lý và sử dụng vốn… từ đó họ có thể đánh giá được tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp để đưa ra được các giải pháp, các quyết định quản lý kịp thời, phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp (các quyết định trong ngắn hạn, các quyết định trong dài hạn…)
- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Các cơ quan quản lý Nhà nước dựa vào thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính để kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách chế độ về quản lý kinh tế – tài chính của doanh nghiệp phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình:
- Cơ quan thuế: Kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ và chấp hành luật thuế của Doanh nghiệp, đồng thời xác định chính xác số thuế mà doanh nghiệp phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế được khấu trừ, được miễn giảm… cũng như quyết toán thuế của doanh nghiệp.
- Cơ quan tài chính: Kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, xác định mức thu trên vốn (nếu có) hay cần có kế hoạch bổ sung vốn cho doanh nghiệp… kiểm tra việc chấp hành chính sách quản lý tài chính nói chung, quản lý vốn nói riêng của doanh nghiệp…
- Cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch, Bộ kế hoạch đầu tư): Thực hiện kiểm tra về tình hình thực hiện giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp: có thực hiện đúng ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, chế độ quản lý và sử dụng lao động cũng như các chính sách kinh tế, tài chính của Nhà nước hay không… để từ đó đưa ra quyết định duy trì hoặc thậm chí thu hồi giấy phép kinh doanh khi doanh nghiệp.
- Đối với cơ quan thống kê: Thông qua các thông tin từ báo cáo tài chính, cơ quan thống kê có thể tổng hợp số liệu báo cáo mức tăng trưởng kinh tế của Quốc gia, xác định GDP… để cung cấp thông tin cho Chính phủ có được những quyết sách chính xác, kịp thời trong việc điều tra và quản lý kinh tế vi mô, vĩ mô.
- Đối với các đối tượng khác: Thông tin trong báo cáo tài chính cung cấp cho các nhà đầu tư, các chủ nợ, các khách hàng… để họ đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp nhằm xác định các quyết định đầu tư vào doanh nghiệp hay xác định chính sách về lãi suất áp dụng cho doanh nghiệp.