Bộ Nội vụ là một trong những cơ quan Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống cơ quan Nhà nước. Vậy, Bộ Nội vụ là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ như thế nào?
Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Bộ Nội vụ tiếng Anh là gì?
Bạn đang xem: bộ nội vụ trong tiếng anh là gì
Khái niệm nội vụ, Bộ Nội vụ?
Nội vụ là công việc nội bộ, là cách sắp xếp, nơi ăn ở, cách ăn mặc, bố trí thời giờ sinh hoạt… của quân nhân trong doanh trại.
Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước; Tổ chức chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành chính; Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; Tổ chức hội và tổ chức phi Chính phủ văn thư, lưu trữ Nhà nước và quản lý Nhà nước đối với các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ
Theo quy định tại Điều 2 – Nghị định số 34/2017/ND-CP về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, cụ thể:
– Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án, chương trình, nghị quyết theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, côgn trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ Nội vụ quản lý.
– Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc ngành lĩnh vực do Bộ Nội vụ quản lý hoặc theo phân công.
– Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
– Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các đề án, dự án, công trình quan trọng quốc gia đã được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.
– Về tổ chức hành chính, sự nghiệp Nhà nước:
+ Trình Chính phủ đề án cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội; đề án, dự thảo nghị định của Chính phủ về thành lập mới, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; dự thảo nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; dự thảo nghị định quy định việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp Nhà nước.
Đề xuất riêng cho bạn: ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ BẰNG TIẾNG ANH
+ Thẩm định các dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; thẩm định đề án thành lập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại tổng cục và tương đương, vụ, cục và tương đương do Bộ, cơ quan ngang Bộ trình Chính phủ; thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục và tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; thẩm định đề án và dự thảo quyết định ủa Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, sáp nhập, giái thể, tổ chức lại các tổ chức hàng chính, sự nghiệp Nhà nước và các tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành do các Bộ, cơ quan ngàng Bộ, cư quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trình Thủ tướng Chính phủ.
+ Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát lại lần cuối các dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chứng năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành.
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổng hợp, báo cáo Chính phủ quyết định điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
+ Hướng dẫn tiêu chí chung để thực hiện phân loại, xếp hạng các tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Địa chỉ Bộ Nội vụ
Địa chỉ: Số 08 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Tel: (84-24)6282. 0404.
Fax: (84-4)6282 0408.
Email: contact@danangchothue.com
Bộ Nội vụ tiếng Anh là gì?
Bộ Nội vụ tiếng Anh là Ministry of Home affairs.
The ministry of home affairs is an agency of the government of the socialist republic of Vietnam, performing the function of state management in the fields of: state administrative appratus organization; local government organization, administrative boundary management; state cadres, civil servants and employees; association organizations and non-governmental organizations state clericals, archives and state management of public services in the domain of the ministry’s management in accordance with the law.
Một số từ tiếng anh liên quan tới Bộ Nội vụ
Đọc thêm: Tổng hợp Từ vựng Tiếng Anh trong về các Phòng Ban trong Công Ty
Socialist Republic of Viet Nam: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
President of the Socialist Republic of Viet Nam: Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vice president of the socialist Republic of Viet Nam: Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ministry of National defence: Bộ Quốc phòng.
Ministry of public security: Bộ công an.
Ministry of foreign affairs: Bộ ngoại giao.
Ministry of justice: Bộ Tư pháp.
Ministry of finance: Bộ Tài chính.
Ministry of industry and trade: Bộ công thương.
Ministry of labour: Bộ Lao động.
Như vậy, Bộ Nội vụ tiếng Anh là gì? Đã được chúng tôi phân tích khá chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày nhiệm vụ quyền hạn, địa chỉ của Bộ Nội vụ.