Tổng hợp 20 Loại Cây Trồng Treo Trên Tường Đẹp Dễ Sống

20 Loại Cây Trồng Treo Trên Tường Đẹp Dễ Sống

Hiện nay, khi mà hiệu ứng nhà kính ngày một tăng dần, nhu cầu tìm kiếm cây xanh ngày một tăng lên, tuy nhiên diện tích trồng cây xanh thì không phải ai cũng có. Từ đó người ta mới chuyển sang một dạng trang trí độc đáo khác, vừa đẹp mắt mà lại không tốn quá nhiều không gian, đó chính là tường đứng với các loại cây treo tường.

Khác với loài vườn truyền thống, nơi cây xanh có thể được trồng trực tiếp xuống nền đất, nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng trong đất cũng như điều kiện ánh sáng và thoát nước, loại tường đứng đòi hỏi kỹ thuật cao và lựa chọn những loại cây trồng thanh lọc không khí phù hợp để giúp cho bức tường xanh luôn luôn xanh mát và bền bỉ.

Bạn đang xem: cây cảnh treo tường trong nhà

Ưu tiên hàng đầu của việc chọn cây là chọn ra được những loại cây có khả năng chịu bóng, yêu cầu lượng nước không cao và có khả năng thích ứng được với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Cảnh quan Phương Trung xin giới thiệu đến bạn 20 loại cây trồng treo trên tường đẹp mắt, phù hợp với mọi yêu cầu cơ bản để trồng nên một tường cây xanh mát.

1. Cây Vạn lộc

Vạn lộc là loài cây mang đến sự sang trọng và tinh tế cho người sở hữu, khi nó đến cái tên vạn lộc thì bạn cũng đã biết được ý nghĩa của loài cây này, nó không những giúp mang đến sự thịnh vượng và sung túc cho gia chủ mà còn giúp cải thiện bầu không khí xung quanh thêm xanh và trong lành hơn.

Vạn lộc là loài cây thân thảo có sức sống khá mạnh mẽ, bạn có thể trồng nó trong đất hoặc thủy sinh đều phát triển tốt. Ngoài ra, loài cây này còn có khả năng hấp thụ những khí độc, giúp đem lại sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Đối với loại cây này, việc chăm sóc cũng quan trọng, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng có trong đất, hãy đảm bảo rằng chúng luôn được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng, ánh sáng để phát triển an toàn và tốt nhất.

cay van loc
Cây vạn lộc

2. Cây trầu bà vàng

Trong thi công tường cây, cây trầu bà vàng thường được sử dụng làm bức tường cây hoặc được trồng viền, trồng nền, trồng cảnh quan…, cây có giá trị trong việc làm sạch không khí, loại bỏ aldehyde formic và các chất gây ô nhiễm.

Cây trầu bà vàng là cây thân thảo leo có rễ khí sinh, thân tròn màu vàng nhạt, lá trầu bà có dạng thuôn dài nhọn ở đỉnh, hình tim ở gốc, dài khoảng 13cm, rộng 6cm.

Đây là loài cây ưa ẩm, cần nhiều nước trong quá trình sinh trưởng, nhưng tuyệt đối không được để ngập úng vì cây sẽ bị thối rễ. Cây ưa đất màu mỡ, ẩm và thoát nước tốt, cây cần bón lót đầy đủ, bón định kỳ bằng phân lỏng hoặc phân đạm vô cơ để lá cây mọc khỏe và có màu đẹp.

cay trau ba vang
Cây trầu bà vàng

3. Cây Ráng ổ phụng

Cây ráng ổ phụng hay còn gọi là cây tổ điểu, cây tổ chim, thường mọc phụ sinh trên các cây to hoặc trên đá, đất ẩm, cây có lá dày, to, mọc thành hình hoa thị trông như một tổ chim.

Cây ráng ổ phụng là cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, có thể phát triển tốt trong điều kiện ẩm nhiệt đới, hiện nay cây đã được trồng phổ biến trong cảnh quan sân vườn cũng như trồng treo rất tạo điểm nhấn rất đẹp mắt.

Rất nhiều người tin rằng nếu đặt cây ráng ổ phụng trong nhà sẽ luôn mang lại may mắn, tài lộc và bình yên đến cho gia đình, chúng còn có tác dụng thanh lọc không khí, làm đẹp môi trường và mang đến sức sống mạnh mẽ, giúp lọc bụi bẩn trong không khí nhiều hơn.

Khi trồng trên tường đứng, lưu ý trồng trong đất thoáng khí, giữ ẩm tốt, độ pH nằm ở khoảng 5,5 – 6,5 thì cây mới sinh trưởng tốt.

cay rang o phung
Cây ráng ổ phụng

4. Cây tróc bạc

Thân của cây tróc bạc có màu lục lam và chứa nhựa mủ trắng, thân không có lông, mịn, nhẹ và mọng nước. Các thân cây dễ phát triển rễ ở các khớp. Ở những thân cây già hơn có màu nâu nhạt và trông giống với thân gỗ, có thể leo lên thân cây khác.

Cây tróc bạc chịu bóng, cho nên thích hợp trồng ở trong nhà, trên tường. Cây có khả năng thanh lọc không khí, giúp thúc đẩy năng lượng Mộc trong nhà

cay troc bac
Cây tróc bạc

5. Cây lan ý

Đứng đầu trong danh sách những loại cây có khả năng thanh lọc các chất gây ung thư như formaldehyde, benzen và trichloroethylene, hấp thụ được nguồn năng lượng bức xạ nhân tạo phát ra từ tivi, điện thoại, lò vi sóng, máy tính, đài, đồng hồ điện tử, thật tuyệt vời khi chúng ta có thể tận dụng bố trí cây lan ý trong khu vực làm việc của mình.

Ngoài ra cây còn có tác dụng phong thủy là cân bằng tường khí, điều hòa và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà, giúp gia chủ có được không gian sống yên bình và hài hòa.

Đây lại là một cây rất dễ trồng và chăm sóc, chúng ưa ẩm, thích đất màu mỡ và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Chúng không cần phải tưới nước thường xuyên, chỉ cần 2 – 3 lần/tuần là đủ, mỗi khi đất thật khô mới cần tưới, mỗi lần chỉ cần tưới vừa đủ ướt bộ rễ.

Cây có thể sống tốt trong môi trường máy lạnh, điều kiện ánh sáng bằng đèn huỳnh quang, nhiệt độ thích hợp cho cây là 27 độ C.

cay lan y
Cây lan ý

6. Cây Phú quý

Cây phú quý được ưu tiên trồng trên tường cây vì nó rất dễ chăm sóc, có thể sống ở những nơi ít ánh sáng, trong không gian hẹp hoặc trong môi trường máy lạnh đều được.

Cây có thân màu trắng hồng, lá xanh bóng, bao xung quanh lá là viền màu đỏ. Cây thể hiện sự may mắn, giàu sang, phú quý đúng như tên gọi của nó.

Nên xem: Chỉ bạn Hải Phòng: Công ty Thủy tinh gây ảnh hưởng đến môi trường?

Khi trồng cây trên tường, hãy đảm bảo chúng có đủ ánh sáng và lượng nước tưới để giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Lượng nước tưới cho cây không cần nhiều, chỉ khi nào đất quá khô thì tưới một ít nước nhằm giữ ẩm cho cây, giúp cây xanh hơn và đảm bảo quá trình sinh trưởng tốt.

7. Cây Ngọc ngân

Với hình dáng sang trọng, thanh tao, quý phái, kết hợp giữa màu xanh trắng đã đem đến vẻ đẹp tên bình và mát mắt đến cho gia chủ, cây ngọc ngân phù hợp để trồng trong nhà và trên vườn tường.

Lá của cây ngọc ngân lớn, thuôn dài hoặc hình trứng, đầu nhọn giống ngọn giáo, có chiều dài khoảng 20 – 30cm, màu sắc độc đáo, lạ mắt và cuốn hút người nhìn.

Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, có sức sống khỏe nên rất dễ trồng và chăm sóc. Cây ngọc ngân ưa ẩm, có nhu cầu nước cao để giúp cây sinh trưởng tốt. Loại cây này còn được xem là cây phong thủy có ý nghĩa mang lại may mắn, hạnh phúc, tài lộc, thịnh vượng, phát tài phát lộc hoặc cũng có ý nghĩa là tình yêu nồng cháy, tình bạn bền vững.

Cây cũng có tác dụng hút độc tố, làm sạch không khí, làm cho môi trường trở nên xanh sạch đẹp, giữ ẩm cho không gian, nhất là trong môi trường có sử dụng máy lạnh, điều hòa.

cay ngoc ngan
Cây ngọc ngân

8. Cây lẻ bạn

Cây lẻ bạn hay còn gọi là cây Sò huyết, là dạng cây bụi nhỏ, có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh, dễ tạo khóm, là cây ưa nắng và bán râm.

Cây lẻ bạn không có cuốn mà chỉ có bẹ lá, mặt trên có màu xanh lục, mặt dưới có màu tím hoặc tím hồng, nhọn ở cuối, nếu đủ ánh sáng lá có thể dài tới 18 – 28cm.

cay le ban
Cây lẻ bạn

9. Cây dương xỉ

Cây dương xỉ là một loài cây khá quen thuộc với tất cả chúng ta, cây có thể mọc tốt trong bóng râm nhưng cũng phát triển được dưới ánh nắng mặt trời nếu cung cấp nước dồi dào. Cây dương xỉ mọc rất khỏe, ưa ẩm và có khả năng chịu hạn tốt.

Cây dương xỉ là lựa chọn khôn khéo nếu muốn làm tường đứng, chúng không hề kén đất và có thể sống ở hầu như mọi loại đất. Tuy nhiên, cây sẽ phát triển tốt, có bộ lá đẹp nếu ở trên đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng.

cay duong xi
Cây dương xỉ

10. Cây ánh dương

Cây anh dương là loại cây thân gỗ nhỏ, thân có màu xám và lá cây màu xanh có viền màu đỏ, càng lên tới ngọn lá cây càng chuyển sang màu tía, hình lưỡi kiếm thuôn dài và mảnh.

Cây ánh dương ưa sáng, có thể chịu được bóng râm trong thời gian ngắn, sinh trưởng mạnh nếu có đủ ánh sáng mặt trời. Cây có thể thích nghi được với môi trường ưa ẩm, đất giàu mùn và chất dinh dưỡng.

cay anh duong
Cây ánh dương

11. Cao cẳng

Cây cao cẳng là cây thân thảo dạng bụi, phát triển nhanh và um tùm, cây có chiều cao trung bình khoảng 30 – 50cm, cây có thể trồng ngoài nắng hoặc nơi có ánh sáng yếu, bán râm đều được.

Cây cao cẳng chăm sóc không khó, chỉ cần đầy đủ chất dinh dưỡng, bón phân định kỳ thì cây sẽ phát triển mạnh và xanh đẹp. Cần tưới nước hằng ngày, tuy nhiên vẫn phải thoát nước tốt, không được để ngập úng.

Khi trồng trên tường đứng, cây được phối kết thành hình thù độc đáo, gây hứng thú cho người nhìn.

cay cao cang
Cây cao cẳng

12. Cỏ lan chi

Không những được sử dụng để trồng viền, trồng nền hoặc trồng bụi trang trí trong sân vườn, công viên mà còn được sử dụng trồng trên tường đứng trang trí không gian có diện tích nhỏ.

Cây có các lá màu xanh uốn ngược lại, mép lá màu trắng ngả mảnh, lá mảnh mai và thon dài với đầu nhọn, mịn màng và sáng bóng, xếp thành hai dãy và không có cuống, giao động dài từ 10 – 40cm.

Cây cỏ lan chi là cây ưa sáng, bán râm hoặc ánh sáng mặt trời đã qua lọc tẩy. Cây tránh ánh sáng mạnh vì lá dễ mất nước và héo do sự thoát nước, lá sẽ mất đi độ bóng và màu sắc của lá sẽ bị mờ.

co lan chi
Cỏ lan chi

13. Hồng môn

Cây Hồng môn là cây thân thảo, dạng bụi, sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 30 – 70cm.

Cây Hồng môn có tác dụng thanh lọc không khí, đem đến không gian trong lanh và hút khí độc khi sử dụng điều hòa lâu ngàu và các vật dụng trong nhà gây ra.

Hiện nay, cây Hồng môn có nhiều màu khác nhau như đỏ, hồng, trắng…, cây chịu ánh sáng bán phần, không chịu được ánh sáng trực tiếp vì sẽ khiến cây bị cháy lá. Ngoài ra, cây hồng môn còn là cây ưa mát, chịu nóng và lạnh kém, cho nên nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ dẫn đến thối nhũn.

Phần đất trồng cho cây cũng rất đơn giản, chỉ cần tơi xốp, thoát nước tốt, nhiều mùn và giàu dinh dưỡng là được.

cay hong mon
Cây hồng môn

Đáng xem: Tổng hợp 99% người dùng không biết vòng phong thuỷ bao nhiêu hạt là tốt?

14. Cây thanh tâm

Cây Thanh tâm thuộc loại cây dễ chăm sóc, nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng nhẹ hoặc nơi có đèn điện chiếu sáng, lượng nước tưới cũng không cần quá nhiều, đất tơi xốp, tốt nhất nên dùng đất mục và đất phù sa để trồng.

Cây thanh tâm đặc biệt nhạy cảm với môi trường xấu, chính vì vậy cần đặt cây ở nơi thoáng máy, tránh gió to, chú ý nếu cây có biểu hiện bệnh, thường là héo, úa lá, nhũn, đốm thân cây…

cay thanh tam
Cây thanh tâm

15. Đuôi công

Thuộc dạng cây bụi mọc thưa, có lá hình bầu dục, nhọn ở hai đầu, mặc dưới có màu đỏ tía, mặt trên màu lục nhạt đậm xen kẽ nổi rõ các vằn màu trắng tạo thành một viền song song dọc theo mép lá.

Cây đuôi công có bộ lá to tròn còn có tác dụng thanh lọc không khí, ngăn ngừa dị ứng, tạo cho không gian luôn trong lành và tươi mát.

Loại cây này không thể sống ở những nơi có ánh sáng gay gắt, nếu quá mạnh cây sẽ bị cháy lá, thối rễ rồi chết. Đất trồng cây cần tơi xốp, tránh úng, nhiều mùn và giàu dinh dưỡng.

Ngoài ra, cây đuôi công rất nhạy với chất khử trùng nên khi tưới nước, tránh tưới nước máy ở vòi trực tiếp. Nhu cầu nước của cây là nhiều, nhưng lại sợ úng, tùy điều kiện thời tiết, nếu quan sát thấy đất trên mặt chậu se khô thì sẽ tiến hành tưới.

cay duoi cong
Cây đuôi công

16. Đuôi phụng

Cây Đuôi phụng có vẻ ngoài độc đáo, với khả năng lọc không khí, phát triển tốt trong môi trường thiếu ánh sáng, cây là biểu trưng cho sự thịnh vượng và may mắn, thích hợp với không gian văn phòng nhà ở.

Cây thuộc dạng dễ trồng, chỉ cần đặt cây ở những nơi có ánh sáng nhẹ hoặc tiếp xúc với ánh sáng nhẹ mỗi ngày là được.

Lượng nước tưới cũng không cần nhiều, chỉ cần không để cho chúng bị ngập úng, thoát nước tốt là được rồi.

cay duoi phung
Cây đuôi phụng

17. Cẩm thạch

Cây cẩm thạch không chỉ có hoa đẹp mà thân lá cũng đẹp bởi sự kết hợp hài hòa, mềm mại giữa màu xanh và trắng rất mát mắt. Cây thuộc dạng cây khỏe mạnh, phát triển nhanh, ít sâu bệnh và kháng chịu khắc nghiệt rất tốt.

Loại đất dùng để trồng cây cẩm thạch là loại đất tốt, giàu dinh dưỡng và thoát nước. Cây ưa nắng hoặc chịu bóng bán phần, rất dễ trồng, chịu được mọi thời tiết từ khô hạn, nắng nóng, ẩm ướt cho đến giá lạnh.

Bón phân 2 tháng 1 lần vì cây có nhu cầu dinh dưỡng cao.

cay cam thach
Cây cẩm thạch

18. Cây Ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì vốn là một cây xua đuổi côn trùng tuyệt vời, cho nên việc bố trí cây này trên tường đứng là hết sức hợp lý, ngoài ra cây còn có nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành, giúp tăng vận khí và tài lộc cho gia đình.

Cây ngũ gia bì ưa sáng, nên tránh trồng ở những vị trí nắng gắt, cây còn không chịu được nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng, nhiệt độ thích hợp là 20 – 30 độ C, nếu thấp quá 5 độ C, cây sẽ bị rụng lá.

Cây có khả năng chịu được khí hậu khô, nóng, thích những môi trường có độ ẩm không khí cao, độc ẩm đất tốt. Loại đất tốt nhất là trộn thêm xơ dừa, phân bò, tro để tạo mùn, thông thoáng cho đất thì cây sẽ phát triển.

cay ngu gia bi
Cây ngũ gia bì

19. Cây đại tứ lan

Khoa học đã chứng minh, cây đại tứ lan giúp cho đầu óc thư giãn, tăng hiệu suất làm việc và phát huy tốt tính sáng tạo cũng như khả năng tập trung của dân văn phòng. Không những vậy, câu còn có khả năng hấp thụ khí độc, giúp bầu không khí sạch và trong lành hơn.

Cây có tốc độ sinh trưởng trung bình, ưa mát và thích thời tiết mát mẻ. Cây cần được tưới mỗi ngàu với một lượng vừa phải, đất trồng phải tơi xốp, thoát nước và có độ ẩm cao, màu mỡ. Khi trồng nên bón phân NPK hoặc phân bón lá mỗi tháng 1 lần.

cay dai tu lan
Cây đại tứ lan

20. Cây tía tô kiểng

Cây tía tô có rất nhiều loại, mỗi loại lại mang đến những vẻ đẹp tươi mới và khác lạ. Đối với nhiều gia đình thì việc chưng chậu tía tô cảnh mang nhiều ý nghĩa may mắn và mang lại sức khỏe cho mọi thành viên.

Cây tía tô ưa nắng, nắng càng nhiều thì sắc lá càng đẹp, khi trồng cố gắng không nên làm bể bầu, vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Đất trồng cây là đất tơi xốp, nhiều hữu cơ và thoát nước tốt.

Cây thích ẩm nhưng không được để ứ nước, như vậy cây rất dễ bị thối.

cay tia to canh
Cây tía tô cảnh

Khi trồng bạn chỉ cần chú ý bệnh rệp sáp và nấm, theo dõi thường xuyên. Khi thấy những đốm trắng thì đó là rệp sáp, cần phải phun thuốc để triệt.

Viết một bình luận