Cấu tạo sàn bê tông cốt thép nhà dân dụng. công nghiệp. Sàn bê tông cốt thép ó nhiều ưu điểm hơn so với bàn gỗ về độ bền lâu, phòng cháy tốt và ổn định cao. Sàn bê tông cốt thép còn cho phép khả năng công nghiệp hóa xây dựng cao nên nó được áp dụng rõng rãi trong các nhà dân dụng hiện đại. Sàn càng tỏ ra ưu việt khi áp dụng ở những nơi có độ ẩm lớn, cần cách nước, chống thấm, chịu lửa…
Tùy theo phương pháp thi công, sàn được chia ra làm 2 loại là sàn toàn khối và sàn lắp ghép. Sàn toàn khối là sàn bê tông cốt thép đổ tại chỗ trên các lớp ván khuôn dựng lắp tại công trường, còn sàn lắp ghép là sàn là sàn bê tông côt thép được chế tạo thành từng tấm có kích thước lớn hay nhỏ sản xuất sẵn ở nhà máy hay trên công trình.
>>> Tìm hiểu ngay: Lý do Tại sao đổ bê tông phải có cốt thép
CẤU TẠO SÀN BÊ TÔNG CỐT THÉP
1. Sàn Bê Tông Cốt Thép Toàn Khối
a) Sàn Bản Kê Hai Cạnh
– Sàn bản kê hai cạnh là loại sàn toàn khối đơn giản nhất. Sàn là một tấm phẳng đổ dày 6 – 10cm, có kích thước chiều dài lớn hơn hay bằng hai lần chiều rộng.
– Sàn loại này phải được gác vào tường không ít hơn 12cm. Sàn có ưu điểm tận dụng không gian, mặt trần phẳng đẹp nhưng tốn thép và bê tông. Loại sàn này hay được dùng trong các hành lang khối vệ sinh hoặc các phòng có kích thước nhỏ, khẩu độ không quá 3m.
b) Sàn Sườn
Sàn sườn có 2 loại chính đó là: sàn bản dầm và sàn dày sườn
– Sàn bản dầm: cũng tương tự như sàn bản, những ở đây sàn không chỉ gác trực tiếp lên tường và hệ thống các dầm chính, phụ. Sàn được áp dụng khi khẩu độ phòng lớn hơn 3m
– Sàn dày sườn: n cũng như sàn bản dầm nhưng ở đây các dầm phụ đặt sít nhau hơn (30 – 70cm). Chiều cao sườn có thể sơ bộ lấy bằng 1/25 – 1/30 chiều dài của nó. Trường hợp này bản chỉ còn dày có 3 – 5cm.
c) Sàn Ô Cờ
Bao gồm 2 loại sàn ô cờ : kiểu bản kê 4 cạnh & kiểu lưới ô nhỏ.
– Sàn ô cờ kiểu bản kê 4 cạnh: là loại sàn sườn trong đó dầm chính, dầm phụ lấy bằng nhau và chỗ gặp nhau của dầm ngang dọc là các cột đỡ. Lưới cột thường dùng tạo nên một mạng lưới ô vuông hay ô chữ nhật gần vuông với diện tích tường ô không quá 36m². Bản có chiều dày 8 ÷ 15cm. Các dầm ngang dọc có chiều cao tiết diện bằng 1/10 ÷ 1/12 khẩu độ trung bình của nó. Loại sàn này có ưu điểm tạo nên mặt trần đẹp, dễ trang trí, hay áp dụng trong những không gian lớn có thể bố trí cột như tiền sảnh, phòng khách bộ, khách sạn, bệnh viện, trường học.
– Sàn ô cờ kiểu lưới ô nhỏ: là một loại sườn mà trong đó các sườn ngang dọc lấy cao bằng nhau, tạo thành một lưới ô vuông từ 80cm đến 200cm. Chiều cao các sườn lấy bằng 1/30 ÷ 1/35l (l là khẩu độ lớn của phòng hay bước cột). Bản sàn chỉ dày 5cm và cả tấm sàn tựa trực tiếp lên bốn tường hay các gối tựa xung quanh. Sàn có thể phủ trên một phòng có diện tích 60 ÷ 70 m² mà không cần cột đỡ ở giữa. Nó chỉ dùng khi phòng có hình thức vuông hay gần vuông và có yêu cầu mỹ quan cao (vì loại sàn này kém kinh tế hơn các sàn toàn khối kể trên). Sàn thi công phức tạp và tốn cốp pha.
– Cũng có thể kết hợp kiểu sàn kê bốn cạnh và ô cờ để phủ lợp các phòng có diện tích lớn bằng cách tạo nên một lưới cột ô vuông với khoảng cách các cột 6 – 9m và từ cột này sang cột kia có dầm nối liền. Loại sàn này cũng chỉ áp dụng trong các phòng như tiền sảnh, phòng bách bộ, gian triển lãm,…
d) Sàn Không Dầm Hay Sàn Nấm
– Là loại sàn chỉ gồm có bản và cột, không có dầm. Bản thường có chiều dày lấy bằng 1/35 ÷ 1/40 khoảng cách cột (15 – 20cm) tựa lên một lưới cột 6x6m ÷ 8x8m. Chỗ sàn tựa lên đầu cột, ứng suất cục bộ sẽ rất lớn có thể đâm thủng sàn, để khắc phục người ta đôi khi phải cấu tạo mũ cột trên loe to theo góc 45 độ, rộng 0.2 – 0.3 bước cột.
– Loại sàn này có ưu điểm : mặt trần phẳng, sáng sủa và chịu lực chấn động cũng như tải trọng lớn, nhưng không kinh tế vì tốn nhiều vật liệu. Nó được dùng khi sàn phải đỡ các thiết bị nặng hay có yêu cầu đặc biệt khác.
>>> Tìm hiểu ngay: Những nguyên tắc cấu tạo bê tông cốt thép không thể bỏ qua
2. Sàn Bê Tông Cốt Thép Lắp Ghép
a) Sàn Lắp Ghép Cấu Kiện Nhỏ
– Sàn sườn lắp ghép:
- Cấu kiện chịu lực của sàn này có hai loại: bản phẳng kê trên hai cạnh có nhịp 600 – 2000 mm, dầm có nhịp l =4,0 ÷ 5,0 m, chiều cao sườn dầm h = 1/20 l, tiết diện dầm có thể hình chữ T. Bản có thể gối lên mặt trên của dầm hoặc lên cánh chữ T.
- Loại sàn này thi công và chế tạo đều đơn giản, nhưng cách âm và cách nhiệt kém. Để cải thiện khả năng cách âm và cách nhiệt có thể phủ lên sàn một lớp vật liệu rời như xỉ than, song thi công sẽ khó khăn hơn
– Sàn sường chèn các tấm rỗng:
- Các tấm rỗng có thể chế tạo bằng bêtông xỉ than, bêtông rỗng có thể chế tạo bằng bêtông nhẹ, và đặt tựa trên hai cánh chữ T của dầm sàn. Các tấm rỗng có thể thay bằng vòm gạch. Khoảng cách giữa các sườn có liên quan mật thiết đến quy cách và khả năng chịu lực của tấm rỗng. Nó có thể nằm trong khoảng 600 ÷ 2000 mm. Khi nhịp của sườn là 3,0 – 4,2 m thì sườn cao 1/20 l (l là nhịp sườn).
b) Sàn Lắp Ghép Cấu Kiện Lớn
Trọng lượng cấu kiện loại sàn này từ 1 đến 3 tấn, chiều rộng bằng 1/3 gian nhà hay cả gian nhà. Vì vậy khi thi công phải dùng phương tiện nâng cất có sức nâng lớn.
Sàn bê tông cốt thép lắp ghép cấu kiện lớn có những loại sau:
– Bàn phẳng:
- Bản phẳng có thể làm bản hai chiều (kê bốn cạnh) hoặc một chiều (kê hai cạnh) chịu lực, có thể dùng một loại vật liệu hoặc hai vật liệu khác nhau, chia thành nhiều lớp căn cứ vào sơ đồ chịu lực của bản (bản phía trên chịu lực nén, phía dưới chịu lực kéo, ở giữa ứng suất rất nhỏ). Phía trên và dưới của bản dày 25 – 30 mm, giữa là bêtông xỉ, có chiều dày khoảng 160 – 200 mm. Như vậy bản có khả năng cách âm.
– Bàn có sườn:
- Giống như panen chữ U, nhưng có kích thước lớn hơn nhiều, do đó phải làm sườn theo hai phương hoặc một phương.
- Nếu cần có trần phẳng phải đặt chiều lõm quay lên trên. Bên trên người ta xử lý thêm một lớp đệm cách âm.