Chia sẻ 4 tuyệt chiêu giúp nhân viên vượt qua nỗi sợ bán hàng

Sợ bán hàng là một vấn đề chung, nhiều người không tự tin khi bán hàng vì sợ rằng họ trông giống như đang thúc ép hay đang muốn đuổi khách hàng đi. Chính điều này đã làm đánh mất nhiều cơ hội bán hàng.

Nếu bạn hay đồng nghiệp của bạn đang chiến đấu với nỗi sợ hãi này, đừng lo lắng. Chúng tôi có thể nói với bạn rằng bán hàng một cách đúng nghĩa không phải là thúc ép hay chèo kéo khách. Bán hàng đúng nghĩa là khi bạn giúp khách hàng tìm kiếm thứ họ cần và hài lòng khi mua hàng.

Bạn đang xem: fab trong marketing la gi

Dưới đây là các gợi ý cho các chủ shop và quản lý cửa hàng để giúp nhân viên vượt qua được nỗi sợ khi bán hàng.

1. Tạo môi trường thoải mái cho nhân viên

Bước đầu tiên để giúp mọi người vượt qua nỗi sợ là giúp họ … cảm thấy tự tin và thoải mái hơn. Bạn cần làm cho nhân viên của mình thấy thoải mái và để họ không cảm có cảm giác sẽ bị chỉ trích khi làm sai.

Có nhiều cách để thực hiện điều này. Trước tiền, bạn nên củng cố lòng tin để tạo động lực cho nhân viên. Bạn nên nói chuyện một cách rõ ràng với nhân viên, khen những gì họ làm tốt và góp ý về những điều họ cần cải thiện.Cho họ biết những hành động của họ có ảnh hưởng như thế nào đến công việc chung.

Khi mọi người dần nhận ra họ có sự tác động tích cực như thế nào đến người khác, họ sẽ càng muốn làm đi làm lại hành động đó. Nếu bạn thường xuyên truyền đạt cho nhân viên biết rằng hành động của mình tác động như thế nào đến những người khác, họ sẽ dần hiểu làm thế nào để đóng góp vào hình tượng và mục tiêu của công ty.

Ví dụ: “Nam là nhân viên trong cửa hàng của bạn, cậu ấy rất khéo trong việc sắp xếp và trưng bày lại hàng sau khi bán hàng trong giờ cao điểm. Để ghi nhận việc làm của Nam đối với cửa hàng ta có thế nói “ Nam, sau mỗi giờ cao điểm bán hàng, chị để ý thấy cậu sắp xếp và trình bày lại của hàng rất khéo. Chị thực sự đánh giá cao điều này! Việc làm này của em giúp khách hàng tìm thấy những gì họ cần và tạo được sự hài lòng đối với mọi người khi mua hàng.” Như vậy, Nam nhận ra rằng anh ấy có tác động trực tiếp như thế nào đối với khách hàng và năng suất của của hàng và nó tạo thêm nhiều động lực để anh ấy tiếp tục làm việc.”

Hãy nhớ câu chuyện này khi bạn làm việc với nhân viên và cân nhắc khi áp dụng trong cửa hàng của mình.

vượt qua nỗi sợ bán hàng

2. Trang bị cho đội ngủ nhân viên các kiến thức phong phú

Trang bị kiến thức là một trong những cách tốt nhất chống lại sự sợ hãi và thiếu tự tin. Nếu nhân viên của bạn được trang bị những thông tin cần thiết về cửa hàng, hàng hóa và khách hàng, họ sẽ tự tin hơn trong việc tiếp cận và nói chuyện với khách hàng.

Nhân viên của bạn cần biết mình đang bán cái gì và bán cho ai. Hơn nữa, việc giúp họ hiểu tốt hơn về công việc này và cung cấp kiến thức cần thiết sẽ giúp họ dễ dàng giao tiếp với khách hàng”.

Đọc thêm: Giám sát kinh doanh là gì? Công việc của giám sát kinh doanh?

Trang bị cho nhân viên những kiến thức cần thiết bao gồm những điều sau:

Thông tin cửa hàng

Các nhân viên cần biết thông tin về cửa hàng của mình đang làm việc. Bạn cần có những mẫu chuyện về cửa hàng, về thương hiệu khi tập huấn cho nhân viên. Hãy chắc chắn rằng mỗi nhân viên đều biết lí do tại sao cửa hàng được thành lập, với mục đích gì và phát triển như thế nào. Các thông tin này quan trọng đối với nhiều khách hàng, vì thế việc biết được các thông tin này sẽ giúp nhân viên kết than với khách hàng. Ngoài việc đưa cho nhân viên những mẫu tin và đề tài để chia sẻ với khách hàng, việc trao đổi câu chuyện của bạn với nhân viên sẽ làm họ cảm nhận được nhiều hơn về cửa hàng. Có thể là sự tự hào về thương hiệu, hoặc sự thấu hiểu, chia sẻ về những khó khăn đã trải qua.

Hàng hóa

Nhân viên của bạn sẽ bị áp lực khi bán những mặt hàng họ chưa quen. Vì vậy, hãy dành ít thời gian đào tạo nhân viên về sản phẩm. Có một đội ngũ sales hiểu rõ hàng hoá là thiết yếu để tạo trải nghiệm bán hàng tốt và làm tăng doanh số.

Đặc biệt trong một số lĩnh vực như thời trang, khách luôn muốn biết nhiều thông tin hơn về sản phẩm: chất liệu là gì, ai thiết kế, bộ sưu tập này có gì khác, điều gì làm sản phẩm này khác biệt …

Bạn có giới thiệu hàng cho khách của mình không, hay họ tự đến nhìn nhìn, tìm tìm rồi tự mua hàng 🙂

Khách hàng

Hãy cho nhân viên làm quen và học cách bán hàng đối với từng týp khách hàng khác nhau. Điều này sẽ giúp họ điều chỉnh cách tiếp cận và dễ dàng giới thiệu nhiều sản phẩm khác nhau với khách hàng.

Có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, chẳng hạn như một số người chuyên mua hàng hạ giá hoặc một số người chuyên mua hàng cao cấp. Tuy nhiên sẽ có những đối tượng cụ thể cho từng ngành. Ví dụ, bạn làm trong ngành thời trang, bạn có thể phân loại khách hàng kiểu hình dáng hoặc gu thời trang (hiện đại, cổ điển,..).

Bạn nên chú ý đến từng đối tượng khách hàng thường xuyên đến cửa hàng mình và xác định cách bán hàng hợp lí nhất cho từng đối tượng. Sau đó, truyền đạt với nhân viên để họ biết được từng đối tượng họ đang tiếp xúc.

3. Qui tắc FAB

Xem thêm: Chỉ bạn Guide to Ohmaes 3Cs Model

Nếu nhân viên của bạn đang gặp vấn đề trong việc làm thế nào để mời chào khách hàng, hãy dạy cho họ qui tắc FAB”. FAB (Features, Advantages, Benefits) – nghĩa là các tính năng, ưu điểm, và lợi ích. Đó là công cụ tuyệt vời để tiếp cận và nói chuyện với khách hàng.

Về cơ bản, tính năng là những đặc điểm đặc trưng của sản phẩm, còn ưu điểm là những gì sản phẩm và tính năng của sản phẩm mang lại. Lợi ích là phần quan trong nhất, là những gì khách hàng thu được được từ sản phẩm. Để có được kết quả bán hàng tốt nhất, hãy nêu ra những lợi ích riêng biệt của sản phẩm.

Ví dụ, bạn đang bán một chiếc khoác, bạn có thể nêu ra đặc trưng của áo là có túi nhỏ bên trong và có khóa kéo. Ưu điểm là cái túi này này được giấu bên trong, (nên mang lại lợi ích là) bạn có thể yên tâm cất những đồ dùng nhỏ như điện thoại, thẻ ATM.

Các nhà bán lẻ nên định hướng và khuyến khích nhân viên dùng qui tắc FAB khi bán hàng. Nhưng trước khi dùng qui tắc này, hãy tạo sự thoải mái với khách hàng và xác định xem họ cần gì. Chưa biết nhu cầu của khách là gì mà nhảy vào giới thiệu hàng ngày thì chỉ tạo ra sự khó chịu.

4. Định nghĩa lại khái niệm bán hàng

Thông thường, nỗi sợ bán hàng bắt nguồn từ việc họ xác định thế nào là bán hàng. Nhiều người xem bán hàng là một hành động chèo kéo, luôn ép mọi người mua hàng, nhưng điều này không đúng.

Hoàn toàn ngược lại, thực sự bán hàng nghĩa là giúp khách hàng tìm thấy những gì họ cần. Bên cạnh đó, bán hàng nghĩa là tư vấn cho khách hàng biết sản phẩm nào là sản phẩm tốt nhưng cũng phải trung thực nếu sản phẩm đó không đúng như đã nói.

Cuối cùng, cần tạo độ tin cậy của khách hàng. Người bán hàng nên làm cho khách hàng thấy thoái mái và an tâm khi mua sản phẩm đó.

Nhớ rằng, người mua hàng có hai kiểu hối tiếc là mua hàng nhưng sau đó không ưng và hối tiếc vì đã không mua. Công việc của người bán hàng là ngăn chặn hai kiểu hối tiếc trên.

Hãy chia sẽ cho chúng tôi nếu bạn có bất kì lời khuyên nào khác cho những người đang ngại công việc bán hàng.

————————————————-

Quản lý cửa hàng đơn giản hơn hơn với danangchothue.com – Phần mềm quản lý bán hàng SIÊU ĐƠN GIẢN

Viết một bình luận