Chia sẻ Hướng dẫn cách xem Bảng giá Chứng khoán

KHÓA HỌC ONLINE & OFFLINE

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN – LỢI NHUẬN TIỀN TỶ

Hotline: 0789277892 | 0789277892

Bạn đang xem: fl trong chứng khoán là gì

Room Premium

Chào các bạn!

Bài viết này Nhật Cường sẽ hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán cho những bạn mới bắt đầu!

  • Hướng dẫn cách đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu
  • Cách mở tài khoản chứng khoán
  • Phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả

Như Nhật Cường đã viết ở những bài trước, bạn muốn đầu tư chứng khoán thì cần phải có tài khoản chứng khoán để giao dịch. Giao dịch ở đây có nghĩa là mua và bán các cổ phiếu niêm yết trên cả hai sàn HOSE và HNX. Và muốn mua bán được cổ phiếu thì bạn cần biết đọc bảng giá cổ phiếu. Mỗi Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) có một bảng giá riêng (đại diện cho hai sàn HOSE và HNX) và mỗi Công ty Chứng khoán (CTCK) cũng đều có một bảng giá riêng (nguồn dữ liệu được lấy từ hai Sở và Trung tâm lưu ký) cho khách hàng của Công ty mình. Tuy nhiên, các bảng giá này chỉ khác nhau chút ít về giao diện, còn về cơ bản các bảng giá này là hoàn toàn giống nhau. Sau đây, Nhật Cường sẽ giới thiệu bảng giá từ hai Sở GDCK, vì là bảng giá trực tiếp từ Sở nên tốc độ đường truyền thường nhanh hơn và hiển thị chi tiết hơn so với bảng giá của một số Công ty Chứng khoán khác.

Hướng dẫn cơ bản cách xem bảng giá Chứng khoán

Muốn theo dõi bảng giá sàn HOSE, mời bạn kích vào đây. (Sau khi kích vào bạn vui lòng đợi một vài giây để hệ thống load dữ liệu).

bang gia hsx

Ảnh chụp màn hình laptop bảng giá sàn TPHCM (HOSE). Nguồn: Nhật Cường

(Bạn có thể kích chuột phải vào ảnh và chọn: Save image as…(Lưu ảnh…) để tải ảnh về sẽ xem rõ nét hơn)

Đây là Bảng giá trực tiếp từ website của Sở GDCK TPHCM (Sàn HOSE). Đơn vị giá: 1.000 VND, Đơn vị Khối lượng: 10 CP. Các mã cổ phiếu trong bảng giá này được sắp xếp theo thứ tự A B C. Do đó, các bạn muốn đưa mã cổ phiếu nào lên hàng trên cùng chỉ cần kích chuột vào mã cổ phiếu đó lập tức mã cổ phiếu đó sẽ hiện lên dòng đầu tiên. Trong ảnh trên mình đã chọn mã VCB (Ngân hàng Vietcombank) làm ví dụ.

Muốn theo dõi bảng giá sàn HNX, mời bạn kích vào đây. (Sau khi kích vào bạn vui lòng đợi một vài giây để hệ thống load dữ liệu).

bang gia hnx bao gom upcom

Ảnh chụp màn hình laptop bảng giá sàn Hà Nội và UpCom (HNX và UpCom). Nguồn: Nhật Cường

Đây là Bảng giá trực tiếp từ website của Sở GDCK Hà Nội (HNX). Đơn vị giá: 1000 VNĐ, Đơn vị khối lượng: 1000 CP. Bảng giá này có tích hợp cả 2 sàn HNX và sàn UpCom. Cổ phiếu nào thuộc sàn UpCom sẽ được ký hiệu là chữ “UP” ở cột ngoài cùng bên trái. Cổ phiếu nào thuộc sàn HNX được ký hiệu là chữ “NY” (viết tắt của Niêm yết).

Vì sàn HNX và UpCom thanh khoản thường thấp (Khối lượng khớp lệnh thấp – đặc biệt là sàn UpCom) nên Tab đầu tiên ở phía trên góc phải là chữ “TOP” – Đây cũng là Tab mặc định khi các bạn kích vào xem bảng giá sàn HNX từ website của Sở GDCK Hà Nội. Tab này được sắp xếp theo Khối lượng khớp lệnh ở từng cổ phiếu từ cao xuống thấp.

Chú thích các tên và ký hiệu các cột trong bảng giá chứng khoán

Ở trong mỗi bảng giá của hai sàn HOSE và HNX đều có các cột như sau:

  • Mã cổ phiếu (Chứng khoán)
  • ĐCGN (Giá Đóng cửa gần nhất hay Giá tham chiếu – TC, hay Giá vàng)
  • Giá trần (ký hiệu CE – viết tắt của từ Cell, hay giá Tím)
  • Giá sàn (ký hiệu FL– viết tắt của từ Floor, hay giá Xanh lam)
  • Bên mua (hay Dư mua)
  • Bên bán (Dư bán)
  • Cao nhất (giá khớp cao nhất trong phiên)
  • Thấp nhất (giá khớp thấp nhất trong phiên)
  • Khớp lệnh, Giá khớp, KLTH (Khối lượng thực hiện mỗi lệnh hay KL khớp)
  • Thay đổi (hay +/- so với giá Tham chiếu)
  • TKL đã khớp (tổng khối lượng khớp)
  • Thỏa thuận (Giao dịch thỏa thuận không qua khớp lệnh trực tiếp trên sàn)
  • NN mua (Nước ngoài mua), NN bán (Nước ngoài bán)…

Nhật Cường sẽ giải thích cụ thể, chi tiết ngay sau đây:

1/ Mã cổ phiếu (hay Chứng khoán – CK): mỗi công ty niêm yết trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán NN (UBCKNN) cấp cho 1 mã riêng, và thường là tên viết tắt của công ty đó. Ví dụ: CTCP Tập đoàn Hoa Sen có mã là HSG (Hoa Sen Group), CTCP Sữa Việt Nam có mã là VNM (Vinamilk)… Hiện trên mỗi sàn HOSE và HNX có hơn 300 công ty đang niêm niêm yết. Trên tổng 2 sàn có khoảng 680 mã cổ phiếu đang niêm yết giao dịch. (Danh sách các mã bạn có thể tham khảo Tại đây)

2/ ĐCGN (Giá Đóng cửa gần nhất hay Giá tham chiếu – TC, hay Giá vàng): Là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất (Áp dụng cho hai sàn HOSE và HNX). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính giá trần và giá sàn. Giá tham chiếu có màu vàng nên còn được gọi là giá vàng. Riêng sàn UpCom, Giá tham chiếu được tính là Giá trung bình (hay giá bình quân) của phiên giao dịch liền trước.

3/ Giá trần (ký hiệu CE – viết tắt của từ Cell, hay giá Tím): Là giá kịch trần hay mức giá cao nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được. Với sàn HOSE, giá trần là tăng 7% so với giá tham chiếu. Với sàn HNX, giá trần là tăng 10% so với giá tham chiếu ngày hôm đó. Còn với sàn UpCom giá trần là tăng 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch liền trước. Giá trần có màu tím nên còn được gọi là giá tím.

Đọc thêm: Chia sẻ Chỉ số P/E là gì? 5 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E

4/ Giá sàn (ký hiệu FL– viết tắt của từ Floor, hay giá Xanh lam): Là giá kịch sàn hay mức giá thấp nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được. Với sàn HOSE, giá sàn là giảm 7% so với giá tham chiếu. Với sàn HNX, giá sàn là giảm 10% so với giá tham chiếu ngày hôm đó. Còn với sàn UpCom giá sàn là giảm 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch liền trước.

Ví dụ:

Giá đóng cửa phiên Giao dịch ngày thứ 5 (24/12/2015) của VCB (cổ phiếu Ngân hàng Vietcombank – sàn HOSE) là: 42,200 đồng/1 cổ phiếu.

Thì:

  • Giá tham chiếu của VCB ngày thứ 6 (25/12/2015) là: 42,200 đồng
  • Giá trần của VCB ngày thứ 6 (25/12/2015) là: 45,100đ (+7%)
  • Giá sàn của VCB ngày thứ 6 (25/12/2015) là: 39,300đ (-7%)

Do vậy, trong phiên Giao dịch ngày 25/12/2015 chúng ta chỉ có thể đặt lệnh giao dịch mua-bán mã VCB trong khoảng 39,300 đồng đến 45,100 đồng. (Các mã khác sàn HOSE cũng áp dụng giống hệt như VCB, còn các mã thuộc sàn HNX thì áp dụng biên độ giao dịch là +/- 10% và sàn UpCom áp dụng biên độ giao dịch là +/- 15%).

5/ Giá xanh: Là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải là giá trần.

6/ Giá đỏ: Là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.

Ví dụ:

  • Phiên GD ngày ngày 24/12/2015: Giá tham chiếu của VCB là 42,400đ. Kết phiên giá VCB đóng cửa tại mức giá 42,200 đồng (giá đỏ), giảm 200 đồng tương ứng với giảm 0,5%.
  • Phiên GD ngày 25/12/2015: Giá tham chiếu của VCB là 42,200 đồng. Kết phiên giá VCB đóng cửa tại mức giá 42,500 đồng (giá xanh), tăng 300 đồng tương ứng với tăng 0,7%.

Vì thế, những NĐT cổ phiếu thường yêu màu tím, thích màu xanh, ghét màu đỏ đặc biệt là màu xanh lam 😀

7/ Bên mua (hay còn gọi là Dư mua – Chờ mua): Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ mua. Mỗi cột bao gồm Giá mua và Khối lượng (KL) mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: Giá mua cao nhất ở gần cột Khớp Lệnh (Cột ở giữa) nhất (Giá 1 + KL 1) và giá mua thấp nhất ở xa cột Khớp lệnh nhất (Giá 3 + KL 3).

Chú ý: Trên bảng giá HOSE, Đơn vị giá: 1.000 VND, Khối lượng: 10 CP. Có nghĩa là giá thực tế bạn phải nhân với 1.000đ và khối lượng thực tế bạn phải nhân với 10 cổ phiếu.

Ví dụ: Giá VCB ghi trên bảng điện là: 42,50 thì giá thực tế là 42,50 x 1000đ = 42.500 đồng (Bốn mươi hai nghìn năm trăm đồng một cổ phiếu). Cột khối lượng chờ mua ở Giá 1 (42,40) (KL 1) là: 826 thì khối lượng thực tế là: 826 x 10 = 8260 cổ phiếu (có tám nghìn hai trăm sáu mươi cổ phiếu đang chờ mua ở mức giá 42.500 đồng).

Các cổ phiếu khác trên sàn HOSE các bạn áp dụng giống hệt như VCB, còn với các cổ phiếu sàn HNX và UpCom thì các bạn áp dụng tương tự nhưng chú ý Đơn vị giá: 1000 VNĐ, còn Đơn vị khối lượng lại là: 1000 CP.

bang gia hsx vcb

Ảnh chụp màn hình laptop bảng giá sàn TPHCM (HOSE). Nguồn: Nhật Cường

8/ Bên bán (hay còn gọi là Dư bán – Chờ bán): Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ bán ( Mỗi cột bao gồm Giá bán và KL bán) được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên 1 2 3: Giá bán thấp nhất ở vị trí ưu tiên nhất (kèm KL) hay (Giá 1 + KL1) và giá bán cao nhất ở vị trí xa cột Khớp lệnh nhất (Giá 3 + KL3).

9/ Cao nhất: Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá trần).

10/ Thấp nhất: Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá sàn).

Ví dụ:

Phiên GD ngày 25/12/2015:

  • Lúc 9h30′, VCB khớp lệnh thấp nhất ở mức giá 42,20 nhưng không phải là giá sàn 39,30
  • Lúc 11h5′, VCB khớp lệnh cao nhất ở mức giá 42,80 nhưng không phải giá trần 45,10
  • Kết phiên, lúc 14h45′, VCB đóng cửa ở mức giá 42,50.

Như vậy, giá cao nhất mà VCB đạt được trong phiên giao dịch ngày 25/12/2015 là 42.800đ/ 1 cp; Giá thấp nhất trong phiên của VCB tại 42.200đ/ 1cp. Hay nói cách khác, trong phiên giao dịch ngày 25/12/2015 giá VCB dao dộng trong khoảng từ 42.200đ đến 42.800đ/ 1cp.

Xem thêm: Chỉ bạn Stock Là Gì? Các Nghĩa Của Stock Ở Các Ngữ Cảnh Khác Nhau

11/ Khớp lệnh, Giá khớp, KLTH (Khối lượng thực hiện mỗi lệnh hay KL khớp): Là bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán (Không cần xếp lệnh lệnh chờ mua mà mua trực tiếp vào lệnh đang treo bán) hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà người bên mua đang chờ mua (không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn).

bang gia hsx vcb

Ảnh chụp màn hình laptop bảng giá sàn TPHCM (HOSE). Nguồn: Nhật Cường

Ví dụ:

VCB đang khớp lệnh ở mức giá 42,50 khi người mua đã chấp nhận mua luôn vào cột giá bán 1 (mức giá bán ưu tiên nhất).

12/ TKL đã khớp (Tổng khối lượng khớp): Là Tổng khối lượng cổ phiếu đã được khớp trong phiên giao dịch ngày hôm đó.

Ví dụ: TKL khớp của VCB phiên ngày 25/12/2015 là 58.792 (với Đơn vị cổ phiếu là: 10 cp thì thực tế là đã có 587.920 cổ phiếu được khớp lệnh).

13/ NN mua và NN bán: Là khối lượng mua bán mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện.

Mua ròng: Có nghĩa là khối lượng mua vào của NĐTNN lớn hơn khối lượng bán ra.

Bán ròng: Có nghĩa là khối lượng bán ra của NĐTNN lớn hơn khối lượng mua vào.

Khối lượng mua và bán được thể hiện luôn trong phiên Giao dịch ở hai cột NN mua và NN bán ở từng mã cổ phiếu.

Trên đây mình đã hướng dẫn chi tiết các bạn cách xem bảng giá chứng khoán (hay cách đọc bảng điện tử). Kỹ năng đọc bảng điện này đóng vai trò rất lớn để Nhà đầu tư (NĐT) có thể thấy cổ phiếu nào đang thực sự hút được dòng tiền. Cũng như giúp NĐT nhận biến được những mã cổ phiếu nào đang thu hút được sự chú ý của nhiều người thông qua tốc độ khớp lệnh, khối lượng ở từng lệnh khớp. Và đặc biệt là mỗi cổ phiếu đều có một đặc trưng giao dịch khác nhau, lấy ví dụ cụ thể ở hai mã cùng ngành Chứng khoán là SSI (CTCP Chứng khoán Sài Gòn) và HCM (CTCP Chứng khoán TP.HCM):

  • Thanh khoản (Tổng khối lượng khớp lệnh) mỗi phiên giao dịch của HCM thường ở mức thấp (KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên gần đây của HCM chỉ xấp xỉ 200 nghìn cổ phiếu).
  • Thanh khoản của SSI lại ở mức cao. (KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên gần đây của SSI là 2,2 triệu cổ phiếu).

Do đó, có thể thấy tốc độ khớp lệnh và khối lượng khớp lệnh ở cổ phiếu SSI cao hơn so với HCM. Mức độ thanh khoản của SSI cao hơn HCM là do cổ phiếu HCM đậm đặc và ít bị pha loãng hơn so với SSI.

Đặc biệt là đối với các cổ phiếu có yếu tố “đầu cơ”, “làm giá” hay “đội lái” thì kỹ năng đọc bảng giá chứng khoán ngày càng trở nên cần thiết. Vì điều này có thể giúp cho NĐT trả lời một số câu hỏi quan trọng ở từng mã cổ phiếu, cụ thể như:

  • Đây có phải là cung cầu ảo (chèn lệnh) hay là cung cầu thật?
  • Đây là khớp lệnh thực sự hay chỉ là “trao tay”, “rang lạc”, “đảo hàng” tạo thanh khoản của “nhà cái”, “big boy” hay “tay to”?
  • Đây có phải là hành động “đè giá gom hàng” của “nhà cái” hay không?
  • Đây có phải là hành động “đẩy giá thoát hàng”?
  • Đây có phải là kiểu giao dịch tích lũy trước khi bùng nổ?…

Đối với những NĐT theo trường phái đầu tư ngắn hạn, “lướt sóng”, “đầu cơ” thì kỹ năng đọc bảng điện càng đóng vai trò quan trọng hơn so với những NĐT theo trường phái giá trị, dài hạn, cơ bản. Việc hoàn thiện và nâng cao kỹ năng đọc bảng điện đòi hỏi NĐT cần có thời gian quan sát diễn biến khớp lệnh hàng ngày và sự tập trung qua từng phiên giao dịch.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo bài viết:

hscitrade7

Hi vọng những thông tin mà Nhật Cường chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn tự tin và thành công!

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại! Hãy bốc máy lên và liên hệ ngay với Nhật Cường. Nhật Cường luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn!

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp. Điện thoại / Facebook / Viber: 0789277892 / 0789277892 Skype: danangchothue.comieu Email: contact@danangchothue.com Website: danangchothue.com

Từ khóa: BẢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN CÁCH ĐỌC BẢNG ĐIỆN CÁCH XEM BẢNG GIÁ HNX HOSE

Viết một bình luận