Bạn có hiểu giám sát xây dựng là gì không? Công việc của một giám sát xây dựng và mức lương giám sát xây dựng hiện nay? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!
- Kỹ sư xây dựng là gì? Ngành nghề có mức thu nhập hấp dẫn hiện nay
- Kỹ thuật xây dựng là gì? Cơ hội nghề nghiệp nào trong tương lai?
Giám sát xây dựng là gì?
Giám sát xây dựng hay còn gọi là giám sát thi công, giám sát công trình. Một trong những vị trí cần phải chịu trách nhiệm kiểm sát và theo dõi chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để đảm bảo công trình xây dựng đạt chuẩn về thi công, an toàn lao động và thời hạn quy định.
Bạn đang xem: giám sát thi công xây dựng là gì
Người đảm nhận vị trí giám sát xây dựng bắt buộc trình độ Kỹ sư có chứng chỉ và hành nghề theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam. Kỹ sư giám sát công trình là người đại diện chủ thầu ( đầu tư xây dựng) chịu trách nhiệm theo dõi cập nhật tình hình báo cáo và xử lý hiệu quả công việc liên quan đến công trình xây dựng.
Đây là một trong những công việc ảnh hưởng trực tiếp tới dự án nên phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc và đúng theo quy trình, quy định theo pháp luật hiện hành quy định.
►Tham khảo: Việc làm liên quan khác của ngành xây dựng tại danangchothue.com/xay-dung
Mô tả công việc Kỹ sư giám sát xây dựng
Đọc thêm: Chia sẻ #1 Cẩm nang xây nhà (tất tần tật từ A-Z) dành cho chủ nhà
Giám sát xây dựng được phân chia thành từng mảng công việc phụ trách khác nhau nên công việc của mỗi giám sát xây dựng từng lĩnh vực cũng khác nhau. Dưới đây là một trong những lĩnh vực cơ bản trong giám sát xây dựng:
Giám sát công trình thi công
- Thực hiện quá trình theo dõi, đánh giá, kiểm tra quá trình thi công tại hiện trường và cập nhật tình hình, thông tin để lưu vào sổ công tác.
- Kiểm tra, đôn đốc công nhân thi công đúng quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Hướng dẫn nghiệp vụ và chấm công cho công nhân đầy đủ.
- Nếu phát hiện sai phạm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, thì lập tức tiến hành đình chỉ thi công. Tìm hiểu rõ nguyên nhân và đề xuất những phương án để xử lý nhanh. Và báo cáo cấp trên để xin chỉ thị.
- Những đầu mối phải chịu trách nhiệm về sai phạm và những phát sinh trong quá trình thi công.
- Phối hợp với các bên liên quan lập biên bản nghiệm thu những hạng mục đã hoàn thành và thực hiện đúng quy trình nghiệm thu công trình.
Theo dõi và quản lý công trình thi công
- Thường xuyên cập nhật những thông tin, tình trạng tiến độ công trình xây dựng tại hiện trường.
- Kiểm tra những công tác thi công của các nhà thầu để đảm bảo sự hài hòa và thống nhất với những hạng mục chính.
- Nhanh chóng và xử lý kịp thời những sai sót trong hồ sơ, tổ chức thi công để báo cáo ngay cơ quan tiềm ẩn.
- Hướng dẫn và kiểm tra hồ sơ thực hiện quản lý chất lượng đội thi công và nhà thầu phụ.
- Xác nhận khối lượng công việc và nghiệm thu công trình đã hoàn thành đảm bảo mục tiêu và chất lượng.
- Tham gia và thẩm định tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật cho các dự án phân công.
- Hồ sơ các phòng ban dự thầu.
- Thực hiện những công việc theo chỉ thị của cấp trên.
Mức lương Kỹ sư giám sát xây dựng hiện nay
Theo những thông tin ghi nhận hiện nay thì mức lương của kỹ sư giám sát xây dựng (giám sát công trình) dao động trong khoảng từ 8-20 triệu/tháng. Tuy nhiên, mức lương còn phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiệm làm việc và quy mô hoạt động công trình, dự án xây dựng.
Để làm tốt được vị trí này cần phải đòi hỏi ở một kỹ sư giám sát xây dựng có kiến thức chuyên môn vững chắc và kỹ năng làm việc thành thạo. Đặc biệt, thái độ làm việc nghiêm túc, khách quan, trung thực có khả năng đánh và và phân tích, xử lý những tình huống, vấn đề xảy ra trong quá trình thi công đúng quyền hạn để đảm bảo chất lượng và tiến độ của công trình, dự án xây dựng không làm lãng phí nguồn đầu tư.
Đọc thêm: Bê Tông Là Gì? Các Khái Niệm Liên Quan Đến Bê Tông
►Tìm hiểu ngay: danangchothue.com giúp bạn nhanh chóng tìm kiếm được công việc như ý muốn.
Tư vấn giám sát xây dựng là gì?
Tư vấn giám sát xây dựng sẽ bao gồm những hoạt động cụ thể như:
- Nghiệm thu và xác nhận những hạng mục thi công đã đảm bảo chất lượng, đúng như thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đảm bảo được chất lượng và tiến độ.
- Yêu cầu phía chủ thầu xây dựng thi công xây dựng đúng theo những điều khoản trong hợp đồng đã được kí kết và thông qua giữa các bên.
- Từ chối nghiệm thu những hạng mục chưa đảm bảo về chất lượng cũng như yêu cầu của công trình.
- Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình về những bất cập chưa hợp lý trên thiết kế để nhanh chóng sửa đổi cho phù hợp.
►Xem thêm: Cẩm nang nghề nghiệp giúp bạn tự tin khi đi phỏng vấn, xin việc.
Khi nào thì cần tư vấn giám sát xây dựng?
Trong trường hợp người thân hoặc chính nhà đầu tư nắm được chuyên môn và sắp xếp được thời gian thì có thể trực tiếp giám sát công trình. Ngược lại, nếu chọn được đơn vị tư vấn giám sát thì chủ đầu tư bên chú trọng những yếu tố như:
- Đơn vị tư vấn giám sát cần phải có đủ thẩm quyền và chức năng được cấp phép theo đúng quy định giám sát công trình. Đây chính là giấy phép đăng ký kinh doanh hợp pháp.
- Người trực tiếp giám sát công trình là kỹ sư tư vấn giám sát cần có chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định của pháp luật. Đây là một trong những điều không thể bỏ qua như:
- Kinh nghiệm trong vị trí giám sát thi công, công trình ít nhất 5 năm.
- Đã trực tiếp tham gia tư vấn thiết kế nhiều công trình xây dựng, kiến trúc, thi công ít nhất 5 năm.
Hi vọng với những chia sẻ hữu ích bên trên giúp các bạn có thể nắm được giám sát xây dựng là gì và nắm được những kiến thức cơ bản trong quá trình giám sát xây dựng như công việc, mức lương giám sát của công trình bao nhiêu và khi nào cần phải sử dựng đến tư vấn giám sát xây dựng. Đây chắc chắn chính là những tài liệu giám sát thi công xây dựng không thể bỏ qua. Chúc các bạn thành công!
► Cật nhật ngay: Những tin tức tìm việc NHANH và CHÍNH XÁC nhất hiện nay.