Tổng hợp Hạn mức, hồ sơ, điều kiện áp dụng hình thức tự thực hiện gói thầu

Có thể nói, trong các hình thức đấu thầu có hình thức mà việc lựa chọn nhà thầu phải trải qua nhiều giai đoạn, phức tạp nhưng có hình thức lại ít giai đoạn, nhanh gọn. Phải kể đến hình thức tự thực hiện gói thầu là một trong những hình thức nhanh gọn nhưng vẫn bảo đảm tính công khai, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Nhiều đơn vị sẽ thắc mắc về hạn mức, hồ sơ, điều kiện áp dụng hình thức tự thực hiện gói thầu được pháp luật đấu thầu quy định như thế nào?

Bài viết dưới đây, đội ngũ các chuyên viên luật đấu thầu, luật sư của Luật Dương Gia sẽ phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật về hạn mức, hồ sơ, điều kiện áp dụng hình thức tự thực hiện gói thầu theo Luật đấu thầu năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bạn đang xem: hình thức tự thực hiện trong đấu thầu là gì

Thứ nhất, hạn mức và điều kiện áp dụng hình thức tự thực hiện gói thầu

Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội thì tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 25 Luật Đấu thầu năm 2013 và đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu.

– Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu.

– Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá trị gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.

Thứ hai, hồ sơ và quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện

Theo quy định tại Điều 38. Quy trình lựa chọn nhà thầu của Luật đấu thầu năm 2013

‘5. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng.

b) Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

Xem thêm: Quy trình đấu thầu theo hình thức tự thực hiện mới nhất

c) Ký kết hợp đồng.’

Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 62 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Quy trình tự thực hiện chi tiết lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc:

Hồ sơ về phương án tự thực hiện được lập bao gồm:

– Yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc.

– Giá trị, thời gian thực hiện.

Đáng xem: Tổng hợp Room nước ngoài: Cơ hội và thách thức khi Nới room (Update)

– Chất lượng công việc cần thực hiện và dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc.

Trường hợp gói thầu do đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng. Trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực hiện.

Cần lưu ý là hạch toán độc lập là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và quyết toán thuế. Chi nhánh này có con dấu, mã số thuế (13 số). Hạch toán phụ thuộc hay còn gọi là báo sổ thì chi nhánh chỉ tập hợp chứng từ, cuối tháng gửi về công ty chính để kê khai, quyết toán thuế

Bước 2: Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc:

Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất trong phương án tự thực hiện, dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc và các nội dung cần thiết khác.

Hồ sơ hợp đồng bao gồm các tài liệu sau đây:

– Văn bản hợp đồng.

– Phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện.

– Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Bước 3: Ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc.

Tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị phụ thuộc hoặc ký thỏa thuận giao việc với đơn vị được giao để tự thực hiện gói thầu.

Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định các nội dung công việc thuộc gói thầu phải được giám sát khi thực hiện, tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu lựa chọn theo quy định của Luật Đấu thầu một nhà thầu tư vấn giám sát độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với mình để giám sát quá trình thực hiện gói thầu; trường hợp pháp luật chuyên ngành không có quy định hoặc không có tư vấn giám sát độc lập quan tâm hoặc không lựa chọn được tư vấn giám sát độc lập do gói thầu được thực hiện tại các vùng sâu, vùng xa, gói thầu có giá trị dưới 01 tỷ đồng thì tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu phải tự tổ chức thực hiện giám sát.

Tại thời điểm ký kết, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực. Tại thời điểm ký kết, nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung tiến hành xác minh thông tin về năng lực của nhà thầu, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu thì mới tiến hành ký kết hợp đồng.

Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung phải bảo đảm các điều kiện về vốn tạm ứng, vốn thanh toán, mặt bằng thực hiện và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện gói thầu theo đúng tiến độ.

Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.

TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Tóm tắt câu hỏi:

Đáng xem: Mách bạn Quỹ đầu tư là gì? Công ty quản lý quỹ là gì?

Xin Luật sư tư vấn cho tôi cụ thể xem tôi phải làm từ đâu: tôi trong lực lượng vũ trang, trong khi tổ chức mua sắm bằng kinh phí thường xuyên quần áo đã có QĐ phê duyệt dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Bộ rồi và giao cho đơn vị thực hiện. Vấn đề ở đây là trong mặt hàng may quần áo đã giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện thì phụ kiện như cúc, chỉ lại tách để mua sắm riêng thì có được không và khi thực hiện thì thực hiện từ đâu, có phải xây dựng KH Lựa chọn nhà thầu nữa không? Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 25 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Điều 61 và Khoản 1, Điều 62 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định điều kiện được áp dụng hình thức tự thực hiện bao gồm:

– Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu.

– Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu.

– Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.

dieu-kien-ap-dung-hinh-thuc-tu-thuc-hien-trong-dau-thau

Luật sư tư vn pháp lut về đấu thầu: 1900.6568

Trường hợp gói thầu do đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng. Trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực hiện.

Theo đó, nếu chủ đầu tư không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì có thể thỏa thuận giao việc cho đơn vị thuộc mình (các phòng, ban, tổ, nhóm) thực hiện mà không được giao cho đơn vị trực thuộc về tổ chức nhưng hạch toán độc lập với chủ đầu tư. Như vậy, đối với khối lượng công việc không thể tự thực hiện thì cần tách thành gói thầu riêng và áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu cho phù hợp.

TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Tóm tắt câu hỏi:

Tổng công ty T có kế hoạch đấu thầu gói thầu mua sắm các loại thiết bị văn phòng để trang bị cho các phòng ban trong Tổng công ty. Thế nhưng trong Tổng công ty T có công ty H chuyên sản xuất các thiết bị văn phòng có khả năng cung cấp cho Tổng công ty T. Vậy Tổng công ty T phải áp dụng hình thức đấu thầu nào? Tôi xin trân trọng cám ơn!

Luật sư tư vấn:

Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Tổng công ty T phải áp dụng hình thức tự thực hiện để thực hiện gói thầu mua sắm các loại thiết bị văn phòng theo Điều 25 của Luật đấu thầu năm 2013. Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng.

Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính. Việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Viết một bình luận