- Phần 1: Các loại lệnh trong chứng khoán sử dụng trên từng sàn giao dịch
- Phần 2: Các loại lệnh thông dụng: LO, MP, MTL, ATO, ATC
- Lệnh LO (viết tắt của Limit Order): Lệnh giới hạn
- Ví dụ
- Lệnh MP (viết tắt của Market Price): Lệnh thị trường
- Lệnh MTL
- Lệnh ATO, ATC
- Phần 3: Những lệnh ít dùng hơn trong các loại lệnh trong chứng khoán: MOK, MAK, LO (ODD), PLO
- Lệnh MOK (Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy)
- Lệnh MAK (Lệnh thị trường khớp và hủy)
- Lệnh LO (ODD)
- Lệnh PLO (Post Limit Order)
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư trong giao dịch chứng khoán, các loại lệnh khác nhau đã được tạo ra. Bài viết sẽ liệt kê và giải thích các loại lệnh trong chứng khoán.
Phần 1: Các loại lệnh trong chứng khoán sử dụng trên từng sàn giao dịch
Có 3 sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam. Mỗi sàn sẽ có những loại lệnh riêng.
Bạn đang xem: lệnh chứng khoán lo là gì
Sàn HOSE sử dụng các lệnh: LO, ATO, ATC, MP
Sàn HNX sử dụng các lệnh: LO, ATC, MTL, PLO, LO (ODD), MAK, MOK
Sàn UPCOM sử dụng các lệnh: LO, LO (ODD)
Bạn không cần phải nhớ loại lệnh nào được sử dụng ở sàn nào. Khi bạn mua hoặc bán một cổ phiếu bất kỳ; Hệ thống giao dịch của các công ty chứng khoán sẽ tự phân biệt và liệt kê các loại lệnh được phép sử dụng.
Phần 2: Các loại lệnh thông dụng: LO, MP, MTL, ATO, ATC
Thông thường thì đây là những lệnh được sử dụng nhiều nhất khi giao dịch, đặc biệt là lệnh LO.
Lệnh LO (viết tắt của Limit Order): Lệnh giới hạn
Lệnh LO là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn.
Ví dụ
Nhà đầu tư A đặt lệnh mua cổ phiếu X với giá 60.1. Nếu trên thị trường, giá bán thấp nhất của cổ phiếu X là 60.2. Vậy thì lệnh của A sẽ không khớp và trở thành lệnh chờ. Khi có người bán cổ phiếu X với giá 60.1 thì lệnh mua của A mới được khớp.
Trường hợp 2: Nhà đầu tư A đặt lệnh mua cổ phiếu X với giá 60.1. Nhưng trên thị trường khi đó đang có người bán cổ phiếu X với giá 60. Vậy thì nhà đầu tư A sẽ mua được cổ phiếu X với giá 60 (giá tốt hơn).
Lệnh MP (viết tắt của Market Price): Lệnh thị trường
Lệnh MP là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
Nên xem: Chia sẻ {{news.Title}}
Ngoài ra theo Khoản 2 điều 14 Quy chế Giao dịch Chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thì:
Mục b khoản 2: Sau khi đã khớp hết giá bán thấp nhất hoặc giá mua cao nhất mà khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn còn thì sẽ tiếp tục khớp đến mức giá bán thấp thứ 2 hoặc giá mua cao thứ 2. Cứ tiếp tục như thế đến khi khối lượng đặt lệnh của lệnh MP được khớp hết.
Mục c khoản 2: Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn còn sau khi giao dịch theo nguyên tắc ở mục b và không thể tiếp tục khớp được nữa thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh LO mua tại mức giá cao hơn một đơn vị yết giá (trên sàn HOSE) so với giá thực hiện cuối cùng trước đó hoặc lệnh LO bán tại mức giá thấp hơn một đơn vị yết giá so với giá thực hiện cuối cùng trước đó.
Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh MP mua hoặc giá sàn đối với lệnh MP bán thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh LO mua tại giá trần hoặc lệnh LO bán tại giá sàn.
Lệnh MP được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh liên tục.
Lệnh MP sẽ bị hủy bỏ khi không có lệnh LO đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch.
Như vậy có thể gọi lệnh MP là lệnh mua hoặc bán “bằng mọi giá”: Anh bán giá nào tôi mua giá đó, anh mua giá nào tôi bán giá đó.
Lệnh MTL
Lệnh MTL là một trong những lệnh thị trường được sử dụng trên sàn HNX. Công dụng của lệnh MTL trên sàn HNX giống hệt với lệnh MP trên sàn HOSE. Tuy nhiên, đơn vị yết giá trên sàn HNX là 100 đồng.
Lệnh ATO, ATC
Trong các loại lệnh trong chứng khoán, lệnh ATO, lệnh ATC cũng thường được sử dụng rất nhiều.
(Đọc thêm: Cách xem Bảng giá Chứng khoán Trực tuyến)
Lệnh ATO là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá mở cửa.
Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh LO trong khi so khớp các lệnh.
Dành cho bạn: Tổng hợp Wash out trong chứng khoán là gì? Những phiên wash out chứng khoán lịch sử
Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sẽ không xác định được giá khớp nếu chỉ có mỗi lệnh ATO trên sổ lệnh.
Lệnh ATO được nhập vào hệ thống trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa (Phiên ATO). Sau phiên ATO, lệnh ATO không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không được thực hiện hết sẽ tự động bị hủy.
Lệnh ATC là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa.
Các đặc điểm của lệnh ATC giống như lệnh ATO.
Đọc thêm về “Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa hoặc đóng cửa” tại: ATO ATC trong chứng khoán là gì?
Phần 3: Những lệnh ít dùng hơn trong các loại lệnh trong chứng khoán: MOK, MAK, LO (ODD), PLO
Lệnh MOK (Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy)
Lệnh MOK là lệnh thị trường nếu không được khớp toàn bộ thì bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi nhập. Đây là một loại lệnh thị trường được áp dụng trên sàn HNX. Vì là lệnh thị trường nên cách thức khớp lệnh tương tự MTL.
Lệnh MAK (Lệnh thị trường khớp và hủy)
Lệnh MAK là lệnh thị trường có thể được khớp toàn bộ hoặc một phần. Phần còn lại của lệnh sẽ bị hủy ngay sau khi khớp lệnh. Đây cũng là một loại lệnh thị trường trên sàn HNX. Cách thức khớp lệnh tương tự như MTL.
Lệnh LO (ODD)
Lệnh LO (ODD) là lệnh giới hạn dùng trong giao dịch lô lẻ. Lệnh LO (ODD) chính là lệnh LO, áp dụng khi mua hoặc bán cổ phiếu lô lẻ. Lệnh này được áp dụng trên sàn HNX và UPCOM.
Lệnh PLO (Post Limit Order)
Lệnh PLO là lệnh giới hạn, giao dịch với mức giá đóng cửa. Lệnh PLO được sử dụng trong phiên khớp lệnh sau giờ trên sàn HNX.
Phiên khớp lệnh sau giờ bắt đầu ngay sau khi phiên ATC kết thúc: từ 14h45 đến 15h00. Trong phiên này, cổ phiếu được phép giao dịch với mức giá đóng cửa. Mức giá đóng cửa chính là mức giá đã được xác định sau phiên ATC. Chỉ có sàn HNX mới có phiên khớp lệnh sau giờ.
Trên đây là khái niệm và công dụng của các loại lệnh trong chứng khoán. Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy liên hệ với mình theo thông tin liên hệ gắn trên website.
Các dịch vụ mà mình cung cấp: – Mở tài khoản chứng khoán miễn phí – Khóa học đầu tư chứng khoán – Ủy thác đầu tư chứng khoán