Mách bạn Lợi nhuận của ngân hàng là gì? Cách tính lợi nhuận của ngân hàng

Lợi nhuận ngân hàng là gì?

Ngân hàng là một tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cung cấp các khoản vay (hay là bên kết nối giữa khách hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn). Trong ngân hàng có hai nghiệp vụ chủ yếu:

  • Nghiệp vụ nhận gửi: Ngân hàng trả lợi tức cho người nhận tiền
  • Nghiệp vụ cho vay: Ngân hàng phải thu lợi tức của người đi vay.

Về nguyên tắc, lợi tức cho vay phải cao hơn lợi tức nhận gửi. Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi trừ đi những chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với các thu nhập khác về kinh doanh tư bản tiền tệ sẽ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng.

Bạn đang xem: lợi nhuận ngân hàng là gì

Như vậy, lợi nhuận ngân hàng là mức chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi trừ đi những chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng và các thu nhập khác về kinh doanh tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng.

Lợi nhuận ngân hàng là gì

Lợi nhuận ngân hàng là gì

Cho vay vốn là một hoạt động mang lại lợi nhuận cho ngân hàng

Quản lý tiền mặt

Theo đó, các ngân hàng hiện nay đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.

Cho thuê tài chính

Đây là một dạng cho thuê tài sản. Xét dưới hình thức cấp vốn, cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng thuê tài chính (với tài sản thuê có thể là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, động sản khác…) giữa bên cho thuê là công ty cho thuê tài chính (tổ chức tín dụng phi ngân hàng) với khách hàng thuê (khách hàng có nhu cầu thuê thường là các doanh nghiệp, các bên đối tác trong liên kết kinh tế). Trong thời hạn thuê, các bên không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng.

Bán các dịch vụ bảo hiểm

Nhiều gần đây, các ngân hàng đã triển khai dịch vụ bán bảo hiểm tín dụng cho khách hàng. Bảo hiểm này bảo đảm việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng vay vốn tử vong hoặc gặp các rủi ro lớn khác. Hiện nay, ngân hàng thường bảo hiểm cho khách hàng thông qua các liên doanh hoặc các thỏa thuận đại lý kinh doanh độc quyền theo đó một công ty bảo hiểm đồng ý đặt một văn phòng đại lý tại hành lang của ngân hàng và ngân hàng sẽ nhận một phần thu nhập từ các dịch vụ ở đó.

Ngoài ra còn nhiều các nguồn sinh lợi nhuận khác cho ngân hàng như: Dịch vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp, tài trợ các hoạt động của chính phủ…

Để đạt được mức lợi nhuận tăng cao nhất, các ngân hàng cần phải:

  • Tăng thu nhập bằng việc mở rộng các hoạt động tín dụng, tăng cường đầu tư và đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ trong ngân hàng thương mại
  • Giảm tối đa chi phí cho các hoạt động của ngân hàng

Cách tính lợi nhuận của ngân hàng

Lợi nhuận của ngân hàng được tính theo công thức sau:

Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng:

Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập – Tổng chi phí

Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng:

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, thông thường sẽ sử dụng các chỉ tiêu sau đây:

Chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thuần với tổng tài sản Có trung bình – gọi là hệ số ROA (Return on Asset)

Chỉ tiêu này mang ý nghĩa: Một đồng tài sản có (tổng tài sản) tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản Có (tích sản) của ngân hàng. Tài sản Có sinh lời càng lớn thì hệ số ROA sẽ càng lớn. Theo đó:

H (ROA) = Lợi nhuận thuần / Tài sản Có bình quân

Xem thêm: Bạn có biết Khế ước là gì?

Chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận ròng với vốn chủ sở hữu bình quân của ngân hàng

Chỉ tiêu này được phản ảnh qua hệ số ROE (Return on Equity). Ý nghĩa của chỉ tiêu này là một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và khả năng sinh lời trên một đồng vốn chủ sở hữu.

H (ROE) = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi

Chỉ tiêu này so sánh giữa lợi nhuận ròng với số tài sản Có sinh lời:

P’ = Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản Có sinh lời

Trong đó tài sản Có sinh lời sẽ bao gồm:

  • Các khoản cho vay
  • Đầu tư chứng khoán
  • Tài sản Có sinh lời khác

Đây là chỉ tiêu cho thấy hiệu suất sinh lời của tài sản Có sinh lời. Nếu tỷ suất này càng gần H(ROA) thì hiệu suất sử dụng tài sản của ngân hàng càng lớn.

Tình hình lợi nhuận ngân hàng năm 2020

Năm 2020 do tình hình dịch bệnh cùng những biến chuyển của nền kinh tế, tình hình hoạt động cũng như lợi nhuận các ngân hàng có sự thay đổi nhất định.

Tại Việt Nam, theo đánh giá dù có nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng ngân hàng vẫn đạt mức lợi nhuận khả quan trong 6 tháng đầu năm 2020 nhờ đa dạng hóa nguồn thu mà trọng tâm là những thu nhập ngoài lãi. Hãy cùng điểm qua lợi nhuận của một số ngân hàng sau đây:

Ngân hàng VietinBank

Theo báo cáo tài chính quý III/2020, VietinBank với lợi nhuận 10.364 tỷ đồng, chỉ đứng sau Vietcombank trong khối ngân hàng thương mại cổ phần. Trong quy III/2020, hầu hết các hoạt động kinh doanh của VietinBank đều tăng trưởng khá (trừ mua bán chứng khoán kinh doanh). Cụ thể:

  • Tín dụng tăng khá khiến thu nhập lãi thuần của VietinBank tăng 9%, đạt 9.078 tỷ đồng.
  • Lãi thuần từ dịch vụ giảm nhẹ 3,2% song lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng 18,9%
  • Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm mạnh chỉ còn 9,1 tỷ đồng (cùng kỳ 176 tỷ đồng)
  • Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư lại tăng tới 4,6 lần. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác cũng tăng gần 2,7 lần.

Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế quý III/2020 của ngân hàng sụt giảm 7% so với cùng kỳ, chỉ còn 2.904 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận thuần của ngân hàng đạt 25.294 tỷ đồng, chỉ tăng 3,2%, do tín dụng những tháng đầu năm tăng chậm (tín dụng tính đến cuối tháng 9/2020 của VietinBank tăng 2,4%).

Lãi thuần từ dịch vụ đạt 3.218 tỷ đồng, tăng 5,6%. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng 27,4%, lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư đạt hơn 640 tỷ, tăng gấp 7 lần cùng kỳ năm ngoái, lãi từ hoạt động khác cũng tăng gần gấp đôi…

Có thể thấy, tín dụng vẫn mang lại thu nhập chính cho VietinBank 9 tháng đầu năm, song động lực tăng trưởng chính lại là các lĩnh vực kinh doanh ngoài lãi, đặc biệt là mua chứng khoán đầu tư, kinh doanh ngoại hối, thu hồi nợ từ xử lý rủi ro…

Hoạt động cho vay vốn

Quý III/2020 VietinBank có lợi nhuận 10.364 tỷ đồng

Ngân hàng SeAbank

Theo báo cáo tài chính, thời điểm cuối tháng 9/2020, SeAbank có tổng tài sản trên 167,4 nghìn tỷ đồng, tăng 6,37% so với cuối năm 2019. Trong đó, cho vay khách hàng đạt hơn 96,7 nghìn tỷ đồng; chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư tăng mạnh, lần lượt 211% và 29% so với cuối năm 2019.

Xem thêm: Bạn có biết Ngân Hàng BNP Paribas Việt nam | BNP Paribas Hà nội | BNP Paribas TP HCM

Tiền gửi khách hàng ở SeABank trong 9 tháng đạt hơn 102,5 nghìn tỷ đồng, tăng 7,12% so với cuối năm trước. Phát hành giấy tờ có giá đạt gần 9 nghìn tỷ đồng, giảm 43%. Thu thuần từ hoạt động của SeABank trong quý 3 đạt 637 tỷ đồng, tăng 22,2% so với cùng kỳ, còn lũy kế 9 tháng tăng 27,45% đạt gần 1.600 tỷ.

Nhờ giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro ở quý 3 (giảm 30%) và 9 tháng (giảm hơn 18% so với cùng kỳ) nên lợi nhuận trước thuế của SeABank quý 3 đạt 462 tỷ đồng, tăng 69,2% so với cùng kỳ, lũy kế 9 tháng tăng 65,8% đạt 1.131 tỷ đồng.

Ngân hàng Sacombank

Báo cáo tài chính cho thấy, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2020 của Sacombank đạt 2.325 tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê, quý III/2020, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng sụt giảm 13% so với cùng kỳ, đạt 897 tỷ đồng. Nguyên nhân sụt giảm chủ yếu do chi phí dự phòng tăng mạnh.

Thu nhập hoạt động của Sacombank trong quý 3 đạt 4.810 tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng nhẹ 3,8% đạt 3.036 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh 67% đạt 1.248 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng tăng 12,8% so với cùng kỳ đạt hơn 12.200 tỷ đồng. Chi phí hoạt động tăng 5,8% đạt 7.057 tỷ; chi phí dự phòng rủi ro tăng 69,5% lên 2.853 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2020 của Sacombank đạt 2.325 tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cuối tháng 9/2020, tổng tài sản của Sacombank đạt 485.212 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 8,2% đạt 320.214 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tăng 7% đạt 428.954 tỷ đồng.

Ngân hàng Vietcombank

Quý 3/2020, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng sụt giảm 22% so với cùng kỳ, chỉ đạt 4.938 tỷ đồng. Nguyên nhân do thu nhập hoạt động sụt giảm trong khi chi phí hoạt động và chi phí dự phòng đều tăng.

Cụ thể, thu nhập lãi thuần quý 3/2020 của Vietcombank giảm 1,54% so với cùng kỳ xuống 8.723 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ cũng giảm nhẹ 1,7% xuống 1.257 tỷ đồng; lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh giảm 79%, chỉ đạt hơn 6 tỷ; lãi từ hoạt động khác cũng giảm mạnh 39% xuống 539 tỷ đồng. Chỉ mảng kinh doanh ngoại hối có kết quả khả quan hơn, đạt lãi 1.034 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt 15.965 tỷ đồng, giảm 9,35% so với cùng kỳ. Lãi ròng 9 tháng đạt 12.779 tỷ đồng, giảm 9,5%.

Tại ngày 30/9/2020, tổng tài sản của Vietcombank đạt hơn 1,18 triệu tỷ đồng, giảm 2,79% so với đầu năm chủ yếu do ngân hàng giảm cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Dư nợ cho vay khách hàng của Vietcombank trong 9 tháng tăng 6,7% đạt 783.757 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tăng 5,7% đạt 981.492 tỷ đồng.

Dưới đây là bảng top những ngân hàng có lợi nhuận cao nhất nửa đầu năm 2020

Ngân hàng Lợi nhuận (tỷ đồng) Vietcombank 8.798 Vietinbank 6.015 VPbank 5.265 MBbank 4.173 BIDV 3.581 ACB 3.059 HDbank 2.322 VIB 1.885 TPbank 1.628

Như vậy dù có sự tác động và những ảnh hưởng không mấy khả quan của dịch bệnh nhưng lợi nhuận một số ngân hàng vẫn có sự khởi sắc. Hy vọng hai tháng cuối năm 2020, lợi nhuận của ngân hàng tại Việt Nam sẽ có thêm nhiều biến chuyển tích cực hơn nữa.

Giải đáp những câu hỏi liên quan đến lợi nhuận ngân hàng

Lợi nhuận trước thuế ngân hàng là gì?

Lợi nhuận trước thuế ngân hàng là lợi nhuận mà ngân hàng thu được sau khi trừ đi phần tiền bỏ ra để kinh doanh. Nhưng chưa kể đến thuế phải nộp cho nhà nước và tiền lãi.

Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng là gì?

Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng là lợi nhuận mà ngân hàng thu được sau khi trừ đi chi phí để kinh doanh và thuế phải nộp cho nhà nước.

Lợi nhuận ròng của ngân hàng là gì?

Lợi nhuận ròng của ngân hàng là lợi nhuận mà ngân hàng thu được sau khi trừ đi tất cả các chi phí để kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng cho nhà nước. Cho nên lợi nhuận ròng còn được gọi là lãi ròng, thu nhập ròng hay lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng là gì?

Tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ngân hàng thu được trong một năm với tư bản tự có của ngân hàng. Trong cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận ngân hàng cũng ngang bằng với tỷ suất lợi nhuận bình quân.

Có thể thấy lợi nhuận ngân hàng là một trong những con số quan trọng cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Lợi nhuận này đến từ nhiều hoạt động và dịch vụ khác nhau của ngân hàng. Nó cho thấy chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ về lợi nhuận ngân hàng, công thức tính lợi nhuận ngân hàng cũng như các nguồn sinh lợi nhuận cho ngân hàng.

Viết một bình luận