Kiến thức mới Nghiên cứu marketting là gì? Các phương pháp thu thập dữ liệu trong Marketing

Tiêu đề nội dung

Nghiên cứu marketing (tiếng Anh: Marketing Research) có thể coi như một quá trình có hệ thống nhằm thu thập, phân tích được những thông tin cần thiết để trợ giúp cho quá trình ra quyết định với nhiều loại hình nghiên cứu marketing khác nhau. Phương pháp nghiên cứu marketing để thu thập dữ liệu bao gồm phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính và phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng. Sau đây hãy cùng SEMTEK tìm hiểu chi tiết về nghiên cứu marketing nhé!

Bạn đang xem: phương pháp nghiên cứu marketing là gì

Nghiên cứu marketing (Marketing Research) là gì?

Nghiên cứu marketing là việc thu thập tập hợp, phân tích và giải thích thông tin về một vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm nhằm hiểu biết đầy đủ về vấn đề đó và phục vụ cho những quyết định marketing cụ thể.

Hoạt động nghiên cứu marketing thường được tiến hành theo từng dự án. Các chức năng chính của dự án marketing là:

– Rà soát để tìm kiếm các cơ hội và đe dọa từ thị trường mà môi trường marketing.

Related Articles

  • assurance la gi Quality Assurance là gì? Những kỹ năng cần có ở một Quality Assurance September 20, 2021
  • profile ca nhan an tuong Profile là gì? Bí quyến để xây dựng profile cá nhân ấn tượng September 20, 2021
  • bitrix la gi Bitrix 24 là gì? Những ứng dụng nổi bật của Bitrix24 September 20, 2021
  • phan tich SWOT cong ty Cách phân tích SWOT công ty, chính xác, đạt hiệu quả cao September 20, 2021

– Đánh giá khả năng thành công hay duy trì rủi ro của các chương trình marketing dự định thực hiện.

– Điều khiển các chương trình marketing hiện tại.

nghien cuu marketing
nghien cuu marketing

Quá trình nghiên cứu marketing

Quá trình nghiên cứu marketing có năm giai đoạn:

– Xác định vấn đề và mục đích của cuộc nghiên cứu: Nhà nghiên cứu cần phải xác định chính xác vấn đề hiện tại sẽ nghiên cứu là gì, bản chất của nó ra sao và mục tiêu của dự án nghiên cứu sẽ thu nhận những thông tin nào?

– Lập kế hoạch nghiên cứu: Bước đầu tiên là phải khái quát mục đích cụ thể của quá trình nghiên cứu. Sau đó là phân tích xác định những mục đích chi tiết (Nghiên cứu ai, cái gì, khi nào, ở đâu, như thế nào?).

– Thực hiện thu thập dữ liệu: Các công việc của giai đoạn này bao gồm việc chuẩn bị và thực hiện thu thập dữ liệu. Cần dự tính trước những vấn đề trong thực hiện thu thập dữ liệu (xác định phương thức tiếp cận, dự báo các trở ngại).

– Xử lý dữ liệu nghiên cứu: Bao gồm chuẩn bị dữ liệu cho phân tích và quá trình phân tích dữ liệu.

– Chuẩn bị báo cáo kết quả nghiên cứu: Bao gồm toàn bộ các nội dung đã đạt được có liên quan đến dự án nghiên cứu.

Các phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu Marketing

Phương pháp quan sát (observation)

Quan sát là phương pháp khá tiện dụng thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập. Bao gồm:

– Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp

Ví dụ: Quan sát thái độ của khách hàng khi thưởng thức các món ăn của một nhà hàng

Nên xem: Từ Marketing 1.0 đến 4.0 – Những kiến thức cần biết để không lạc trôi giữa thời đại số

– Quan sát ngụy trang và quan sát công khai

Ví dụ: Bí mật quan sát mức độ phục vụ và thái độ đối xử của nhân viên.

– Người quan sát hay quan sát bằng thiết bị:

Ví dụ: Kiểm kê hàng hóa; quan sát số người ra vào ở các trung tâm thương mại.

– Quan sát có cấu trúc hay không cấu trúc. Quan sát có cấu trúc là quan sát hành vi nào trước, hành vi nào sau. Ngược lại, quan sát không theo cấu trúc là không giới hạn hành vi quan sát.

Quan sát là phương pháp phù hợp trong các nghiên cứu marketing về hành vi, thái độ biểu cảm của khách hàng.

nghien cuu marketing
nghien cuu marketing

Phương pháp phỏng vấn

Các kỹ thuật trong phỏng vấn:

– Hỏi đáp theo cấu trúc: Là việc tiến hành hỏi đáp theo một thứ tự của bảng gồm những câu hỏi đã định trước. Việc phỏng vấn này thích hợp cho các cuộc nghiên cứu với số lượng người được hỏi khá lớn.

– Hỏi đáp không theo cấu trúc: Phỏng vấn viên được hỏi một cách tự nhiên như một cuộc mạn đàm, hay nói chuyện tâm tình, hoặc đi sâu vào những điều khác lạ mới phát hiện nơi người đáp, được áp dụng trong trường hợp số lượng đối tượng phỏng vấn ít, các chuyên gia, các nhà bán sỉ, lẻ có uy tín và người đáp có trình độ.

Phương pháp thử nghiệm

Gồm 2 loại:

– Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm là để quan sát và đo lường các phản ứng tâm lý. Phòng thí nghiệm thường được chia làm 2 ngăn: Ngăn 1 dành cho những người được phỏng vấn, hay thử nghiệm; Ngăn 2 dành cho những quan sát viên và các trang bị kỹ thuật, ở giữa 2 ngăn được trang bị 1 tấm kính 1 chiều.

– Thử nghiệm tại hiện trường là việc quan sát đo lường thái độ, phản ứng của khách hàng trước những sự thay đổi của nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ như: thay đổi giá bán, thay đổi cách thức phục vụ, chăm sóc khách hàng…

Phương pháp điều tra thăm dò

Công cụ chủ yếu được dùng để thu thập nghiên cứu marketing các thông tin, sự kiện trong phương pháp này là “Bảng câu hỏi – Questions Form” do khách hàng tự trả lời thông tin.

Đọc thêm: Xu hướng Social Commerce 2021: Chiến thuật và công cụ giúp bạn đẩy mạnh thương mại điện tử qua các kênh mạng xã hội

Thảo luận nhóm (focus group)

Thảo luận nhóm là kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong nghiên cứu định tính. Các dữ liệu được thu thập thông qua một cuộc thảo luận giữa một nhóm đối tượng nghiên cứu dưới sự dẫn dắt của người điều khiển chương trình (moderator). Yêu cầu cần có của một moderator như sau:

– Có khả năng quan sát và kỹ năng tiếp xúc

– Hướng mục tiêu vào dàn bài thảo luận

– Có khả năng dẫn dắt và là người biết lắng nghe. Xóa bỏ các thành kiến, đồng cảm và khuyến khích các thành viên khác đưa ra ý kiến.

Nên xem: Video Marketing Blaster Review

Thảo luận nhóm được thực hiện ở ít nhất 03 dạng sau:

– Nhóm thực thụ (Full group): Gồm từ 8 – 10 thành viên tham gia thảo luận;

– Nhóm nhỏ (Mini group): Khoảng 4 thành viên tham gia thảo luận;

– Nhóm điện thoại (Telephone group): Các thành viên tham gia thảo luận trực tuyến qua điện thoại hội nghị hoặc diễn đàn (forum) trên internet.

Những ứng dụng của thảo luận nhóm:

– Khám phá thái độ, thói quen tiêu dùng;

– Phát triển giả thuyết để kiểm nghiệm định lượng tiếp theo;

– Phát triển dữ liệu cho việc thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng;

– Thử khái niệm sản phẩm mới;

– Thử khái niệm thông tin;

– Thử bao bì, lô gô, tên của thương hiệu…

Lắng nghe mạng xã hội (social listening)

Số lượng các cuộc thảo luận trên mạng xã hội diễn ra tại bất kỳ thời điểm nào là vô cùng lớn. Chỉ tính riêng Facebook, cú mỗi một phút trôi qua, nền tảng này phải cập nhật 317.000 bài post, 147.000 tấm ảnh và 54.000 đường link do người dùng đăng tải và chia sẻ. Hằng ngày có tới 8 tỷ lượt xem các video trên Facebook, trong đó 20% là phát trực tuyến (live stream).

Dòng thông tin nghiên cứu marketing này bao gồm bất kỳ và tất cả các chủ đề khác nhau, từ việc ông bà, bố mẹ đăng tải những bức ảnh hồi tưởng lại kỷ niệm xưa trên các trang cá nhân, những cuộc thảo luận nổi lửa không ngừng tại các diễn đàn và hội nhóm, cho tới những trò đùa ẩn sau là sự than phiền về “cột sống” của gen Z hiện nay.

Với dòng thông tin hỗn loạn và náo nhiệt như vậy, Lắng nghe trên mạng xã hội – Social Listening, cho các thương hiệu khả năng thu thập và tổng hợp những cuộc trò chuyện mang ý nghĩa quan trọng và dưới sự phân tích chuyên sâu có thể ra được những insight đắt giá.

Từ khóa:

  • Ví dụ về nghiên cứu marketing
  • Nghiên cứu marketing la gì
  • Báo cáo nghiên cứu marketing
  • Quy trình nghiên cứu marketing của Vinamilk
  • Phương pháp nghiên cứu marketing

Nội dung liên quan:

  • Prosure là gì? Cần lưu ý gì khi thiết kế prosure?
  • Khách hàng là gì? Quan điểm về khách hàng trong marketing
  • Những website thiết kế online đơn giản nhất dành cho dân không chuyên

TagsBáo cáo nghiên cứu marketing Nghiên cứu marketing la gì Quy trình nghiên cứu marketing của Vinamilk Ví dụ về nghiên cứu marketing

Viết một bình luận