Cụm từ SME thường được các tổ chức như Ngân hàng Thế giới (World Bank), Liên Hiệp Quốc (United Nations) hoặc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sử dụng. Đây là một khái niệm khá mới với nhiều người hiện nay. Vậy SME là gì? Hãy cùng GiaiNgo khám phá!
Mục Lục
Bạn đang xem: sme ngân hàng là gì
1. SME là gì? SME là viết tắt của từ gì?2. Một số khái niệm liên quan đến SME là gì?2.1. MSME là gì?2.2. Trung tâm SME VPBank là gì?2.3. Khách hàng SME là ai?3. Mục tiêu của SME là gì?4. Vai trò của SME là gì?5. Tác động của SME đến ngành Nhà hàng – Khách sạn Việt Nam6. Quy mô của Startup và SME khác nhau như thế nào?
SME là gì? SME là viết tắt của từ gì?
SME là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mang nghĩa chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. SME là viết tắt của từ Small and Medium Enterprise trong tiếng Anh.
Doanh nghiệp SME chiếm tới 95% trong tổng số các doanh nghiệp trên toàn cầu hiện nay và tạo nên 50% việc làm cho người lao động trên thế giới. Doanh nghiệp SME đang là mô hình doanh nghiệp có sự phát triển một cách vượt bậc và đang được phát triển rộng rãi tại Việt Nam.
Mỗi quốc gia hoặc vùng kinh tế có những quy định riêng về việc việc định nghĩa một doanh nghiệp SME. Một số nước thậm chí chia nhỏ hơn thành các doanh nghiệp nhỏ vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ.
Theo Ủy ban Châu Âu, doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có ít hơn 50 nhân viên, doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có ít hơn 250 nhân viên. Trong khi Hoa Kỳ xem xét những công ty vừa và nhỏ bao gồm các doanh nghiệp có ít hơn 500 nhân viên.
Một số khái niệm liên quan đến SME là gì?
MSME là gì?
MSME là viết tắt của cụm từ Micro Small and Mid-size Enterprise. Thuật ngữ chỉ các doanh nghiệp, công ty siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Như vậy, so với SME, quy mô của MSME sẽ nhỏ hơn.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp MSME chiếm phần nhiều. Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế song các MSME hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Chính phủ đang có những chính sách để hỗ trợ các MSME phát triển.
Trung tâm SME VPBank là gì?
Trung tâm SME VPBank thuộc thương hiệu của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank. Đây là nơi cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp SME.
Xem thêm: Hot Nhân viên ngân hàng là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank là một trong ba ngân hàng có dịch vụ dành cho các doanh nghiệp SME tốt nhất châu Á. Ngân hàng từng được Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vinh danh tại Diễn đàn Tài chính SME toàn cầu năm 2018.
Khách hàng SME là ai?
Khách hàng SME tên gọi chung của các doanh nghiệp SME. Đây là thuật ngữ mà ngân hàng thường gọi các doanh nghiệp SME.
Hiện nay các doanh nghiệp SME đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các ngân hàng lớn tại Việt Nam. Đây là đối tượng tiềm năng nhận được sự hỗ trợ nguồn vốn vay từ các ngân hàng như VietinBank, VPBank, Techcombank,… để kinh doanh, phát triển.
Có thể nói, sự hỗ trợ này không thua gì các công ty khởi nghiệp (Startup). Từ đó, tạo nên những cơ hội cho các doanh nghiệp SME nhận được nguồn vốn vay đầu tư từ các ông lớn ngân hàng.
Mục tiêu của SME là gì?
Mục tiêu của SME là hướng đến những những ngành kinh doanh ăn uống, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng nhanh, thời trang và may mặc,… Đây chính là những sản phẩm thế mạnh của SME.
Do chỉ hoạt động ở quy mô nhỏ dẫn đến SME sẽ có tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn. Đây cũng là một lợi thế của các SME mà các doanh nghiệp lớn sẽ không có được. Vì thế, những mục tiêu của SME sẽ dễ dàng thực hiện hơn trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Vai trò của SME là gì?
Vai trò của SME đối với nền kinh tế:
- Thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư khá lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị trường theo hướng hợp lí.
- Giải quyết nhu cầu việc làm, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo ra thu nhập ổn định cho người lao động.
- Đóng góp một phần cho hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.
- Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, khai thác được các tiềm năng kinh tế trong nhân dân.
- Cung cấp nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng lĩnh vực, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Từ đó làm tăng sức tiêu thụ của nền kinh tế.
- Do quy mô nhỏ và tổ chức đơn giản, doanh nghiệp SME có thể tham gia vào nhiều thị trường khác nhau, khai thác tiềm năng về tài nguyên, đất đai và nguồn lao động ở từng vùng miền.
Tác động của SME đến ngành Nhà hàng – Khách sạn Việt Nam
Sự phát triển mạnh mẽ của Du lịch và Ẩm thực đã giúp cho ngành Nhà hàng – Khách sạn Việt Nam có nhiều cơ hội để phát trưởng. Để đáp ứng nhu cầu lưu trú và ăn uống của du khách, các nhà hàng, khách sạn vừa và nhỏ được thành lập ngày càng nhiều.
Tham khảo thêm: Sử dụng số thẻ và số tài khoản của bạn đúng cách
Quy mô của các nhà hàng, khách sạn này không cần quá lớn. Tuy nhiên, chúng vẫn có sức hút và trở thành địa điểm được lựa chọn của nhiều du khách.
Cùng với đó, số lượng việc làm trong ngành Nhà hàng – Khách sạn cũng tăng cao, dẫn đến sự bùng nổ về thị trường lao động. Các vị trí như đầu bếp, lễ tân khách sạn, phục vụ, nhân viên buồng phòng,… cũng được tuyển dụng với số lượng lớn. Đây là cơ hội rất lớn cho những sinh viên mới tốt nghiệp hay người đá chéo ngành.
Với những vai trò to lớn nên các doanh nghiệp SME trong ngành Nhà hàng – Khách sạn nước ta rất được Chính phủ quan tâm và hỗ trợ. Trong tương lai gần, SME tại Việt Nam sẽ càng ngày phát triển hơn nữa.
Quy mô của Startup và SME khác nhau như thế nào?
Khái niệm Startup
Startup là một doanh nghiệp mới thành lập, đáp ứng được nhu cầu của thị trường bằng cách tạo ra một sản phẩm, một dịch vụ hay một quy trình đổi mới sáng tạo. Startup đồng thời có khả năng tăng trưởng nhanh vũ bão về quy mô.
Quy mô của Startup và SME có sự khác nhau
SME thường sẽ có quy mô vừa và nhỏ, mang tính địa phương. Việc lập nghiệp thường được bắt đầu từ những công việc kinh doanh như mở một nhà hàng ăn uống, quán phở gia đình, quán cafe, trà sữa,…
Việc thành lập một SME không cần phải phụ thuộc quá nhiều vào lợi thế cạnh tranh vượt trội hoặc các sáng tạo khác biệt vì loại hình kinh doanh này chỉ hoạt động ở một quy mô nhỏ và tính cạnh tranh không thuộc quy mô toàn cầu như loại hình Startup.
Lí do là vì Startup chắc chắn phải xuất hiện nhiều sự cạnh tranh với các đơn vị lớn là điều khó tránh khỏi khi họ mở rộng quy mô kinh doanh. Startup thường nhắm đến thị trường rộng lớn, thậm chí toàn cầu.
Như vậy, thông qua nội dung trên chúng ta đã biết được SME là gì, cũng như mục tiêu, vai trò của các SME. GiaiNgo hi vọng rằng bài viết sẽ mang lại cho bạn những kiến thức kinh tế hay và bổ ích!