- 1. Chương trình tour du lịch là gì?
- 2. Cách thiết kế chương trình du lịch
- 3. Quy trình thiết kế một chương trình tour du lịch
- 3.1. Nghiên cứu thị trường khách du lịch
- 3.2 Nghiên cứu thị trường cung
- 3.3. Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch
- 3.4 Xây dựng lịch trình tour
- 3.5 Xây dựng giá cho tour du lịch
- 3.6 Hoàn chỉnh tour du lịch
Trong thời buổi thị trường du lịch đang cạnh tranh khốc liệt, mỗi đơn vị kinh doanh lữ hành luôn tìm cho mình những chiến lược và phương hướng phát triển riêng biệt, từ các địa điểm du lịch thu hút du khách đến chất lượng dịch vụ phải đảm bảo tốt nhất. Đặc biệt, chương trình tour du lịch phải thật hấp dẫn, không lặp lại hay sao chép của các công ty khác thì mới lôi cuốn được khách hàng. Vậy quy trình thiết kế một chương trình tour du lịch chuyên nghiệp, độc đáo như thế nào, cùng Design webtravel tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
- Chương trình du lịch là gì?
- Cách thiết kế chương trình du lịch cần đáp ứng yêu cầu gì?
- Quy trình thiết kế một chương trình du lịch như thế nào?
1. Chương trình tour du lịch là gì?
Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi. (Điều 4 – luật du lịch).
Bạn đang xem: thiết kế tour du lịch là gì
Chương trình du lịch hay còn gọi là tour du lịch, là kế hoạch đi đến một điểm du lịch trong khoảng thời gian nhất định, trong chương trình đó có sử dụng các dịch vụ tại điểm đến, như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí,… Và tất cả thông tin về tour, mức giá của tour du lịch đó sẽ được đưa đến khách hàng trước khi khách tham gia chương trình.
>>>Xem thêm: kinh nghiệm bán tour du lịch
2. Cách thiết kế chương trình du lịch
Cách thiết kế một tour du lịch phải đáp ứng yêu cầu về mặt nội dung và tính khả thi.
– Về nội dung: để thiết kế tour du lịch thu hút được khách hàng thì nội dung của tour du lịch đó phải phù hợp với nội dung của nhu cầu du lịch.
- Có thể tour du lịch rất hấp dẫn bởi địa điểm du lịch mang tính khám phá, trải nghiệm nhưng lại không phù hợp với nhu cầu muốn nghỉ dưỡng của du khách tầm trung tuổi.
– Về tính khả thi: tour du lịch đó phải phù hợp và có khả năng thực hiện được với cả bên cung và cầu.
- Chương trình du lịch của công ty lữ hành đưa ra với khách hàng là “Tour 3 ngày 2 đêm với các điểm đến A, B, C”, nhưng các điểm cách nhau quá xa nên tour này là chưa mang tính khả thi đối với gia đình có con nhỏ.
>>>Xem thêm: 16+ công ty du lịch uy tín tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
3. Quy trình thiết kế một chương trình tour du lịch
3.1. Nghiên cứu thị trường khách du lịch
Đây là bước tiên quyết để thiết kế một tour du lịch. Đơn vị kinh doanh lữ hành cần nghiên cứu thị trường khách du lịch để xác định được:
Tham khảo thêm: Bạn có biết Sản phẩm du lịch là gì | các sản phẩm du lịch đặc trưng
– Động cơ, mục đích chuyến du lịch: theo các mùa, các thời điểm khác nhau khách hàng sẽ có động cơ, mục đích du lịch khác nhau
– Khả năng thanh toán: tùy thuộc khả năng thanh toán của khách hàng để thiết kế tour sao cho phù hợp.
– Thời gian nhàn rỗi: khách hàng chỉ nhàn rỗi vào thời gian nhất định thì nên đưa ra một vài ý tưởng để khách hàng lựa chọn.
- Ví dụ như: tháng 10 thì phù hợp với tour trải nghiệm mùa lúa chín của Mù Càng Chải (Yên Bái) thay vì thiết kế tour đi biển.
– Thói quen tiêu dùng, thị hiếu, yêu cầu về chất lượng.
3.2 Nghiên cứu thị trường cung
Mỗi loại dịch vụ sẽ có nhiều nhà cung cấp khác nhau, tiêu chuẩn của chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ cũng khác nhau. Vì vậy, công ty du lịch cần tìm hiểu kỹ khả năng đáp ứng của mỗi nhà cung cấp về: điểm du lịch, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm giải trí. Từ đó, đưa ra lựa chọn đơn vị nào phù hợp với chương trình du lịch của công ty.
3.3. Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch
Mục đích, ý tưởng tour: dựa trên nghiên cứu động cơ, mục đích du lịch của du khách để xây dựng tour.
- Nếu là tour du lịch kết hợp team building thì công ty du lịch cần đưa vào chương trình từ lịch trình đến trò chơi hướng đến sự đoàn kết, gắn bó mọi người trong đoàn với nhau; nếu là tour kết hợp công tác thì lịch trình sẽ nhẹ nhàng để khách hàng có thời gian tập chung cho mục đích công tác là chính,…
Hiện nay, tour được các công ty du lịch xây dựng đều tương tự nhau, thậm chí sao chép lại của nhau nên trước khi vào bước xây dựng lịch trình tour cần xem xét, đánh giá tour cạnh tranh của đối thủ (xem xét họ có gì, chưa có gì). Sau đó đưa ra phương án thiết kế tour có sự mới mẻ, hấp dẫn, mang tính đặc trưng mà chỉ công ty du lịch của mình có.
3.4 Xây dựng lịch trình tour
– Sắp xếp thứ tự các địa điểm du lịch: các điểm du lịch chính được sắp xếp theo thời gian từ ngày khởi hành đến khi kết thúc tour sao cho hợp lý, nên đi điểm nào trước, điểm nào sau để vừa tiện di chuyển vừa gây sức hút với khách hàng.
– Lựa chọn chuỗi cung ứng phù hợp đáp ứng được tiêu chuẩn dịch vụ:
- Dịch vụ vận chuyển: an toàn, tin cậy với chất lượng các phương tiện được bảo đảm kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên.
- Dịch vụ lưu trú: khách sạn, resort, homestay,… có phòng nghỉ sạch sẽ, đầy đủ trang thiết bị, chất lượng dịch vụ và phục vụ tốt.
- Dịch vụ ăn uống: có sức chứa đủ cho đoàn khách, đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm, thực đơn hấp dẫn, có những món ăn đặc trưng vùng miền.
Dành cho bạn: Bạn có biết Từ vựng và thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành du lịch
– Chi tiết hóa chương trình du lịch: sau khi lên khung thời gian theo các ngày; có địa điểm du lịch chính; liên kết với các đơn vị cung cấp dịch vụ gần điểm du lịch sẽ bổ sung một vài điểm đến phụ hấp dẫn; chi tiết thời gian du lịch, ăn uống hơn.
Xem thêm: khởi nghiệp với kinh doanh du lịch trực tuyến
3.5 Xây dựng giá cho tour du lịch
Xây dựng giá cho tour du lịch yêu cầu phải tính giá thành và giá bán, việc tính giá này là căn cứ rất quan trọng để xác định chính xác lợi nhuận mà doanh nghiệp du lịch đạt được.
– Giá thành: là những chi phí trực tiếp mà công ty du lịch phải trả để tiến hành thực hiện tour theo chương trình cụ thể (nếu tính cho cả đoàn khách du lịch thì gọi là tổng chi phí của chương trình để thực hiện chuyến đi).
– Giá bán: được cấu thành bởi các yếu tố thành phần như: giá thành, chi phí khác, chi phí bán hàng, lợi nhuận và thuế giá trị gia tăng,…
3.6 Hoàn chỉnh tour du lịch
Đây là bước cuối cùng trong chương trình du lịch. Ở bước này, cần chú ý soát lại sự hợp lý của lịch trình tour bên trên, đồng thời thêm các điều khoản, quy định, lưu ý,… của tùy đơn vị kinh doanh lữ hành.
Cấu trúc của một chương trình du lịch thường bao gồm:
- Tên chương trình – Hành trình – Thời gian
- Nội dung
- Lịch trình từng ngày
- Ảnh các điểm đến tiêu biểu theo ngày
- Phần báo giá, giá bao gồm, không bao gồm, giá đối với trẻ em,…
- Các lưu ý và thông tin liên hệ (trụ sở chính, chi nhánh của công ty, người liên hệ trong trường hợp khẩn cấp).
Hy vọng những chia sẻ về quy trình thiết kế một chương trình tour du lịch của Design webtravel ở bài viết trên sẽ giúp ích được phần nào đó cho các đơn vị kinh doanh lữ hành xây dựng những tour du lịch hấp dẫn, chuyên nghiệp được thể hiện trên chính website của công ty bạn. Design webtravel luôn đồng hành cùng sự phát triển của các công ty du lịch trong thiết kế website du lịch nhằm thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh với các công ty đối thủ.
Xem thêm:
- Phương án kinh doanh du lịch sinh thái
- Đẩy mạnh kinh doanh du lịch – Những cơ hội nào cho doanh nghiệp