Chia sẻ Quy định thủ tục đầu tư vào Việt Nam, thủ tục đầu tư ra nước ngoài

1. Khái quát về đầu tư và thủ tục đầu tư

Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.

Khi nhà đầu tư muốn triển khai dự án trên thực tế, tùy từng dự án cụ thể mà nhà đầu tư có thể phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Trong quá trình thực hiện dự án trên thực tế, vì lý do khác nhau mà nhà đầu tư có thể thực hiện các thủ tục liên quan đến giãn tiến độ thực hiện dự án, tạm ngừng hoạt động của dự án… Tất cả những thủ tục đó được gọi chung là thủ tục đầu tư.

Bạn đang xem: thủ tục đầu tư là gì

2. Thủ tục đầu tư tại Việt Nam theo Luật đầu tư 2014

Để một dự án đầu tư muốn được triển khai trên lãnh thổ Việt Nam, thông thường nhà đầu tư sẽ phải xem xét rằng dự án đó có thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư hay thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư hay không để thực hiện trước khi triển khai dự án trên thực tế. Khi đáp ứng đủ các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư thì trong quá trình đầu tư nhà đầu tư đôi khi cũng sẽ phải thực hiện những thủ tục liên quan như : kí quỹ, giãn tiến độ, tạm ngừng hoạt động dự án…

2.1. Vấn đề pháp lý cơ bản của thủ tục quyết định chủ trương đầu tư

Hiện nay, các dự án phải quyết định chủ trương đầu tư đang được quy định tại Điều 30, 31 và 32 Luật đầu tư năm 2014, lần lượt tương ứng với thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đâu tư của Quốc hội thì đây là những dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng lớn đến môi trường, chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích lớn, tác đông lớn đến bộ phận dân cư, tác động động rất lớn đến kinh tế – xã hội nên phải được cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất quyết định chủ trương đầu tư.

Đối với những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tường Chính phủ tuy mức độ tác động không lớn như các dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội nhưng do ảnh hưởng của nó đến kinh tế – xã hội nên vẫn cần có chủ thể có thẩm quyền là Thủ thưởng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư: cảng hàng không; vận tải hàng không; cảng biển quốc gia; thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; kinh doanh cá cược, đặt cược, casino; sản xuất thuốc lá điếu; xây dựng và kinh doanh sân gôn; dự án có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên…

Cuối cũng những dự án cần được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư là những dự án có ảnh hưởng thấp hơn đến kinh tế xã hội quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật đầu tư năm 2014. Khi dự án của nhà đâu tư thuộc những trường hợp luật định phải quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho cơ quan quản lý đâu tư có thẩm quyền.

Nếu dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì sau 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư thì cơ quan đăng kí đầu tư sẽ thông báo kết quả cho nhà đầu tư, tuy nhiên đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ hiện nay pháp luật chưa quy định về thời gian cụ thể thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

2.2. Vấn đề pháp lý cơ bản của thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư

Cũng như thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thì không phải mọi dự án đầu tư đều phải có Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, mà chỉ những dự án được pháp luật quy định mới phải có Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Hiện nay những trường hợp phải thực hiện và không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư đang được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 36 Luật đầu tư năm 2014.

“Điều 36. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Xem thêm: Quy định về chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ở nước ngoài

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

Đáng xem: Nhà đầu tư thiên thần (Angel investors) là gì?

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;

c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.”

Như vậy chỉ những dự án của nhà đầu tư nước ngoài và của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư năm 2014 mới bắt buộc phải có giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Tuy nhiên những dự án thuộc trường hợp không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư (Khoản 2 Điều 36) vẫn có thể thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư nếu nhà đầu tư có nhu cầu.

Để được cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư thì nhà đầu tư nộp hồ sơ cho cơ quan đăng kí đầu tư theo quy định của pháp luật, khi nhận đủ hồ sơ thì cơ quan đăng kí đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư cho nhà đầu tư sau 15 ngày. Trường hợp dự án thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư thì Giấy chứng nhận đăng kí đầu từ sẽ được cấp sau 5 ngày làm việc kể từ kí cơ quan đăng kí đầu tư nhận được văn bản chấp thuận đầu tư và như thế nhà đầu tư chỉ phải nộp hồ sơ 1 lần nếu thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư và phải có Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Quy đình nay đã tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư.

Xem thêm: Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

thu-tuc-dau-tu-tho-luat-dau-tu-nam-2014

Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

2.3. Một số thủ tục liên quan khi tiến hành dự án đầu tư

– Kí quỹ để bảo đảm thực hiện dự án:

Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nhà đầu tư sẽ phải kí quỹ lũy tiến từng phần từ 1% đến 3% tùy theo vốn đầu tư của dự án theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị đình 118/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, không phải mọi dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư đểu phải kí quỹ mà có một số ngoại lệ quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị đình 118/2015/NĐ-CP. Khi nhà đầu tư kí quỹ thì tùy thuộc vào từng dự án cụ thể mà khoản tiền kí quỹ sẽ được hoàn trả lại cho nhà đầu tư theo từng trường hợp cụ thể.

Đề xuất riêng cho bạn: Kiến thức mới Nhà đầu tư chiến lược là gì? Quy định về nhà đầu tư chiến lược

– Thủ tục giãn tiến độ thực hiện dự án:

Nhà đầu tư phải thực hiện phải đề xuất bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư khi giãn tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư đối với các dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề xuất, cơ quan đăng ký đầu tư có ý kiến bằng văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư.

Đối với dự án được cơ quan đăng ký đầu tư co phép giãn tiến độ thì tổng thời gian dự án được giãn tiến độ là không quá 24 tháng, trường hợp bất khả kháng thì thời gian khắc phục hậu quả bất khả kháng không tính vào thời gian giãn tiến độ đầu tư.

– Thủ tục tạm ngừng động của dự án đầu tư:

Xem thêm: Cách thức chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, chuyển lợi nhuận về nước

Trong quá trình triển khai dự án đầu tư trên thực tế, vì rất nhiều lý do khác nhau mà nhà đầu tư phải tạm ngừng thực hiện dự án đầu tư thì nhà đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Lý do tạm ngừng dự án đầu tư là rất khác nhau nhưng nếu dự án đầu tư do bất khả kháng (thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn…) thì nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.

3. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài theo Luật đầu tư năm 2014

Cũng giống như hoạt động đầu tư tại Việt Nam thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài có 2 thủ tục chủ yếu là thủ tục quyết định chủ trương đầu tư và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư ra nước ngoài.

3.1. Vấn đề pháp lý cơ bản của thủ tục quyết định chủ trương đầu tư

Việc quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài hiện nay thuộc về 2 chủ thể là Quốc hộ và Thủ tướng Chính phủ. Khác với dự án đầu tư tại Việt Nam phải được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư thì dự án đầu tư nước ngoài phải được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chỉ bao gồm 2 dự án là dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên và dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Giống như trường hợp phải được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, thì Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ quyết định chủ trương đầu tư đối với 2 dự án là dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên; dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

3.2. Vấn đề pháp lý cơ bản của thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Nếu như hoạt động đầu tư tại Việt Nam, việc cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư được áp dụng với các trường hợp luật định thì việc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư ra nước ngoài được áp dụng với tất cả các dự án đầu tư ra nước ngoài.

Có thể nói, việc quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài thường khó khăn hơn việc quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam nên nhà làm luật đã quy định hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải có Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư ra nước ngoài trừ trường hợp chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.

Cùng với sự thay đổi về phạm vi phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư ra nước ngoài thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư ra nước ngoài đã được quy định là của Bộ kế hoạch và đầu tư.

Viết một bình luận