- 1. Vốn là gì?
- 1.1 Khái niệm về vốn – Vốn là gì?
- 1.2 Vai trò của vốn trong doanh nghiệp
- 1.3 Phân loại vốn trong doanh nghiệp
- 2. Các loại vốn trong doanh nghiệp
- 2.1 Vốn kinh doanh là gì?
- a) Đặc điểm của vốn kinh doanh
- b) Nguồn vốn kinh doanh
- c) Vai trò của vốn kinh doanh
- 2.2 Vốn điều lệ là gì?
- a) 5 loại tài sản dùng để góp vốn điều lệ gồm
- b) Vai trò của vốn điều lệ trong doanh nghiệp
- 2.3 Vốn cố định là gì?
- a) Tài sản cố định của doanh nghiệp
- b) Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp
- >> Tài sản cố định hữu hình gồm các nhóm sau đây
- >> Tài sản cố định vô hình gồm
Vốn và vai trò của vốn trong doanh nghiệp như thế nào? Có các loại vốn nào trong doanh nghiệp hiện nay? Có những quy định nào về vốn trong doanh nghiệp? Cùng Tân Thành Thịnh tháo gỡ những thắc mắc trên tại bài viết dưới đây nhé.
Vốn là gì
Bạn đang xem: vốn kinh doanh của doanh nghiệp la gi
1. Vốn là gì?
Để một doanh nghiệp thành lập và vận hành thì cần bao nhiêu vốn để đáp ứng đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình? Vai trò của vốn trong doanh nghiệp như thế nào? Nếu doanh nghiệp bị thiếu hụt nguồn vốn thì có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh và phát triển.
Thực tế, đối với bất kỳ mô hình kinh doanh nào, đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào dù đang hoạt động hay mới thành lập thì vốn có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại trong hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp.
1.1 Khái niệm về vốn – Vốn là gì?
Ở nhiều góc độ khác nhau sẽ có những định nghĩa cũng như cách nhìn khác nhau về vốn, tuy nhiên hiểu đơn giản nhất là: Vốn trong doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của quỹ tiền tệ đó là để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn được biểu hiện bằng các tài sản như là: tiền mặt, các tài sản, quyền tài sản có giá trị thành tiền… Vốn thể hiện được tiềm lực kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì thế, để một doanh nghiệp vận hành và phát triển thì không thể thiếu VỐN.
1.2 Vai trò của vốn trong doanh nghiệp
Hãy cùng công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh tìm hiểu về vai trò của vốn. Đề bắt đầu hoạt động vốn có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể:
- Vốn là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
- Vốn là căn cứ để xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định.
- Bên cạnh đó vốn còn là cơ sở quan trọng đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật trong xuyên suốt quá trình trình lập và hoạt động phát triển.
- Vốn là tiềm lực kinh tế, là yếu tố quyết định đến mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh vốn của doanh nghiệp phải sinh lời, tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo cho doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển.
- Vốn còn là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sản xuất, kinh doanh, thâm nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
1.3 Phân loại vốn trong doanh nghiệp
- Phân loại vốn theo công dụng kinh tế: Vốn cố định, Vốn lưu động và Vốn đầu tư tài chính.
- Phân loại vốn theo quan hệ sở hữu: Vốn chủ sở hữu và Vốn nợ phải trả.
- Phân loại vốn theo nguồn huy động: Nguồn vốn bên trong và Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp.
- Phân loại vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn: Nguồn vốn thường xuyên và Nguồn vốn tạm thời hoặc Vốn dài hạn và Vốn ngắn hạn.
2. Các loại vốn trong doanh nghiệp
2.1 Vốn kinh doanh là gì?
a) Đặc điểm của vốn kinh doanh
- Vốn dùng để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh với mục tiêu là quỹ tích lũy, sinh lời theo thời gian.
- Vốn kinh doanh phải được hình thành trước quá trình hình thành và hoạt động của doanh nghiệp
- Sau một chu kỳ hoạt động, vốn kinh doanh phải được thu về để phục vụ và ứng tiếp cho kỳ, hoạt động kinh doanh tiếp theo.
- Mất vốn kinh doanh hoặc thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh đồng nghĩa với nguy cơ dòng tiền bị ảnh hưởng, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.
b) Nguồn vốn kinh doanh
- Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp Nhà nước được hình thành từ việc điều động vốn từ công ty mẹ đầu tư vào công ty con, Nhà nước giao vốn trực tiếp,….
- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp, công ty cổ phần thì nguồn vốn lại được hình thành bằng số tiền cổ đông đã góp cổ phần, mua cổ phiếu hoặc bổ sung từ lợi nhuận sau thuế.
- …
c) Vai trò của vốn kinh doanh
- Ảnh hưởng và quyết định trực tiếp trong hoạt động của doanh nghiệp.
- Giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
- Giúp quá trình tái sản xuất, đầu tư trong doanh nghiệp được tiến hành liên tục, không bị ngắt quãng.
- Vốn kinh doanh còn là tiêu chí để phân loại quy mô của doanh nghiệp.
- Vốn kinh doanh thể hiện được tiềm lực của doanh nghiệp, nâng cao quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ.
- ….
2.2 Vốn điều lệ là gì?
a) 5 loại tài sản dùng để góp vốn điều lệ gồm
- Tiền Việt Nam.
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi.
- Vàng.
- Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật.
- Các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty mà thành viên góp vào để tạo thành vốn của công ty theo quy định của pháp luật.
b) Vai trò của vốn điều lệ trong doanh nghiệp
- Là cơ sở xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp khi mới thành lập.
- Là cơ sở để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật.
- Là cơ sở để phân chia lợi nhuận khi kinh doanh. Đồng thời cũng là căn cứ để sẻ chia rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
- Thể hiện tính bền vững, phát triển của doanh nghiệp từ đó tạo sự tin tưởng cho đối tác, chủ nợ, mở ra cơ hội phát triển kinh doanh.
2.3 Vốn cố định là gì?
a) Tài sản cố định của doanh nghiệp
- Thời gian sử dụng tối thiểu: Từ một năm trở lên
- Tiêu chuẩn về giá trị: Phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định do Nhà nước quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ (theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/BTC thì TSCĐ có giá từ 10.000.000 trở lên)
b) Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp
>> Tài sản cố định hữu hình gồm các nhóm sau đây
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Máy móc, thiết bị
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
- Thiết bị, dụng cụ quản lý.
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm.
- Các TSCĐ hữu hình khác.
>> Tài sản cố định vô hình gồm
- Quyền sử dụng đất
- Chi phí thành lập doanh nghiệp
- Chi phí về bằng phát minh sáng chế
- Chi phí nghiên cứu phát triển
- Chi phí về lợi thế thương mại
- Quyền đặc nhượng
- Nhãn hiệu, thương hiệu
>> Các bạn xem thêm thủ tục thay đổi vốn điều lệ cho doanh nghiệp
2.4 Vốn đầu tư là gì?
Vốn đầu tư là tài sản tích lũy hoặc huy động được của nhà đầu tư nhằm phục vụ cho mục đích phát triển và đầu tư sinh lời hay còn được gọi là số tiền nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư sinh lợi nhuận.
Vốn đầu tư thường gắn liền với một dự án đầu tư cụ thể và được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư kinh doanh. Vốn đầu tư trên thị trường bao gồm 3 loại: vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định, vốn đầu tư tài sản lưu động và vốn đầu tư vào nhà ở.
a) Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư được hình thành từ hai nguồn chính:
-
Nguồn vốn trong nước.
-
Nguồn vốn nước ngoài.
b) Vốn đầu tư có phải là vốn điều lệ của doanh nghiệp không?
Bản chất 2 nguồn vốn này hoàn toàn khác nhau. Vốn đầu tư bao gồm cả vốn điều lệ của doanh nghiệp (có thể là một phần hoặc toàn bộ), vốn huy động, vốn vay từ các cá nhân, tổ chức khác.
2.5 Vốn tự có là gì?
Vốn tự có hay còn gọi là Equity bank hoặc Owner’s equity bank. Đây là thuật ngữ chỉ sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng với mục đích thể hiện được nguồn lực tự có mà ngân hàng đang làm chủ sở hữu, hay còn được gọi là vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn điều lệ và quĩ dự trữ. Loại vốn này được sử dụng để hoạt động kinh doanh theo luật định của nhà nước. Trong tổng nguồn vốn thì vốn tự có chiếm tỷ trọng khá ít nhưng có vai trò vô cùng quan trọng và bắt buộc phải có của ngân hàng.
a) Các loại vốn tự có của ngân hàng
-
Vốn điều lệ.
-
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua tài sản cố định.
-
Các loại vốn khác: thẳng dư phát hành cố phiếu hoặc lợi nhuận.
b) Đặc điểm vốn tự có là gì?
-
Là nguồn vốn ổn định.
-
Nguồn vốn chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò quan trọng trong việc bảo chứng, sự uy tín của một ngân hàng và là cơ sở hình thành các nguồn vốn khác.
-
Thể hiện được quy mô của ngân hàng.
2.6 Vốn lưu động ròng là gì?
Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên của chủ sở hữu (hoặc nợ dài hạn mà doanh nghiệp sử dụng thời gian dài hơn một năm) với giá trị tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
Trong đó:
-
Tài sản cố định là các loại tài sản có giá trị phụ vụ cho hoạt động sản xuất với chu kỳ dài và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
-
Tài sản đầu tư dài hạn là tài sản không được dùng vào kinhd doanh của công ty nhưng vẫn đem lại lợi nhuận. Đây là tài sản mà công ty sẽ bỏ vốn ra hiện tại, nhằm đem lại lợi ích về lâu dài.
Công thức tính vốn lưu động ròng là: VLDR = NVTX – (TSCD + TSDH) Trong đó:
-
VLDR: Vốn lưu động ròng
-
NVTX: Nguồn vốn thường xuyên
-
TSCD: Tài sản cố định
-
TSDH: Tài sản dài hạn
2.7 Vốn đối ứng là gì?
Vốn đối ứng là khoản vốn đóng góp của Việt Nam (bằng hiện vật hoặc tiền) trong chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi (trích khoản 26 Điều 3 Nghị định 16/2016/NĐ-CP).
Vốn đối ứng chuẩn bị để thực hiện chương trình, dự án, được sắp xếp từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, chủ dự án tự sắp xếp, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Tham khảo thêm: Tổng hợp Kinh doanh dịch vụ là gì? Thông tin ngành kinh doanh dịch vụ cần nắm rõ
a) Quy tắc sử dụng vốn đối ứng
Vốn đối ứng là nguồn vốn ưu tiên cho các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc diện được ngân sách nhà nước cấp phát toàn thể từ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 5 năm và hoạch vốn đầu tư công hằng năm theo đúng tiến độ quy định trong điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án và thực tế giải ngân những nguồn vốn này trong quá trình thực hiện.
b) Nguồn vốn đối ứng từ đâu?
Nguồn của vốn đối ứng bao gồm:
-
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác của nhà nước.
-
Vốn của chủ dự án (đối với trường hợp cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi).
-
Vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2.8 Vốn chủ sỡ hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu hay còn được gọi là Owner’s Equity. Đây là phần tài sản thuần của doanh nghiệp thuộc sở hữu của cổ đông sau khi lấy tổng tài sản trư đi nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu là tất cả số vốn thuộc về cổ đông được cấu thành từ vốn cổ phần (vốn điều lệ), lợi nhuận chưa phân phối, và các nguồn khác. Như vậy, vốn chủ sở hữu bao gồm cả vốn điều lệ.
a) Vốn chủ sở hữu gồm những gì?
Vốn chủ sở hữu thường có mặt trong các bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới các dạng sau:
-
Vốn cổ đông (hay vốn đầu tư ban đầu)
-
Thặng dư vốn cổ đông (khoảng chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu và giá thực tế phát hành)
-
Lãi chưa phân phối.
-
Quỹ dự phòng tài chính.
-
Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
-
Quỹ đầu tư phát triển.
-
Quỹ dự phòng tài chính.
-
Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu…
b) Các nguồn vốn chủ sở hữu tại Việt Nam
Với các loại hình, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau thì vốn chủ sở hữu cũng được hình thành từ các nguồn khác nhau.
-
Đối với doanh nghiệp nhà nước: Vốn chủ sở hữu là vốn hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư. Chủ sở hữu vốn là nhà nước.
-
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp. Các thành viên này chính là chủ sở hữu vốn.
-
Đối với công ty cổ phần: Vốn chủ sở hữu là vốn của các cổ đông. Do vậy, chủ sở hữu vốn ở đây là các cổ đông.
-
Đối với công ty hợp danh: Vốn được đóng góp bởi các thành viên tham gia thành lập công ty. Các thành viên này là các chủ sở hữu vốn.
-
Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp đóng góp. Vì thế, chủ sở hữu vốn đương nhiên là chủ doanh nghiệp.
-
Đối với doanh nghiệp liên doanh: Việc liên doanh có thể được tiến hành giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.
3. Các khái niệm khác liên quan đến vốn trong doanh nghiệp
Ngoài những loại vốn trong doanh nghiệp trên thì còn có những khái niệm liên quan đến các loại vốn như là: vòng quay vốn lưu động, thặng dư vốn cổ phần. Cùng tìm hiểu chi tiết nhé.
3.1 Vòng quay vốn lưu động là gì?
Vòng quay vốn lưu động là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số vòng quay vốn càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động ổn định và sử dụng vốn lưu động hiệu quả và ngược lại. Nếu vòng quay vốn lưu động thấp chứng tỏ khả năng sản xuất và thu hồi vốn chậm, doanh thu không tăng trưởn và hoạt động sản xuất ngưng trệ.
Tùy vào từng lĩnh vực và ngành nghề mà vòng quay vốn lưu động khác nhau. Vòng vốn lưu động của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sẽ cao hơn vofg vốn lưu động của doanh nghiệp hoạt động sản xuất.
a) Cách tính vòng quay vốn lưu động
Công thức tính vòng quay vốn lưu động là: Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân.
Trong đó :
-
Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ các khoản giảm, trừ doanh thu như thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại hoặc doanh thu bán hàng bị trả lại
-
Vốn lưu động bình quân được tính = (Vốn lưu động tháng 1 + tháng 2 … tháng 12)/12
b) Cách quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả
Để quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả cần quản lý chặt chẽ các công việc sau:
-
Quản lý hàng tồn kho để định hướng kế hoạch sản xuất và kinh doanh.
-
Quản lý công nợ để nắm được vận hành dòng tiền cũng như linh hoạt trong kế hoạch kinh doanh
-
Quảng lý tiền mặt để giúp điều phối hoạt động kinh doanh.
Dành cho bạn: Truyền thông trong kinh doanh là gì? Quy trình thực hiện một chiến lược hiệu quả
3.2 Thặng dư vốn cổ phần là gì?
Thặng dư vốn cổ phần hay còn gọi là thặng dư vốn trong công ty cổ phần, đây là khoản chênh lệch mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành với công thức tính là: Thặng dư vốn cổ phần = ( Giá phát hành cổ phần – Mệnh giá) x số lượng cổ phần phát hành Trong đó:
-
Giá phát hành cổ phần là: giá phát hành cổ phần của doanh nghiệp.
-
Mệnh giá là: là giá trên mỗi cổ phiếu mà doanh nghiệp phát hành.
-
Số lượng cổ phần phát hành: là tổng số lượng cổ phiếu phát hành của doanh nghiệp.
Ví dụ: Một công ty cổ phần ABC phát hành 100.000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có giá 100.000 đồng, dự kiến huy động 10 tỷ. Vì nhu cầu từ thị trường, công ty ABC bán mỗi cổ phiếu giá 160.000 đồng, khi bán hết số cổ phiếu nêu trên thì họ thu được 16 tỷ. Do đó, phần thặng dư vốn cổ phẩn của công ty ABC là 6 tỷ. >> Các bạn xem thêm vốn tích lũy là gì?
4. Các quy định về tài sản góp vốn và quyền sở hữu tài sản
Vốn đóng một vai trò rất quan trọng và cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Vậy có các quy định nào về vốn trong doanh nghiệp không? Sau đây là các quy định cụ thể về tài sản góp vốn và quyền sở hữu tài sản doanh nghiệp.
4.1 Tài sản góp vốn của doanh nghiệp
Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. Tài sản góp vốn bao gồm 2 loại sau:
a) Các loại tài sản hữu hình được góp vốn
Các loại tài sản hữu hình gồm:
-
Đồng Việt Nam
-
Ngoại tệ tự do chuyển đổi
-
Vàng
-
Giá trị quyền sử dụng đất
-
Giá trị quyền sở hữu trí tuệ
-
Công nghệ kỹ thuật
-
Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam
Lưu ý: Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
b) Tài sản quyền sở hữu trí tuệ được góp vốn
Các tài sản quyền sở hữu trí tuệ gồm:
-
Quyền tác giả.
-
Quyền liên quan đến quyền tác giả.
-
Quyền sở hữu công nghiệp.
-
Quyền đối với giống cây trồng.
-
Các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
-
…
Theo luật quy định: Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
4.2 Quy định về việc chuyển quyền sở hữu tài sản
Quy định đối với Thành viên Công ty TNHH, Công ty Hợp danh và cổ đông Công ty Cổ phần: Đối với tài sản có đăng ký Quyền sở hữu/ giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó/ Quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển Quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ Đối với tài sản không đăng ký Quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng Biên bản. >>Nội dung của Biên Bản Giao Nhận
-
Tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty.
-
Họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, CMND, Hộ chiếu/ Chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập/ ĐK của người góp vốn.
-
Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn.
-
Tổng giá trị TSGV và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong Vốn điều lệ của doanh nghiệp.
-
Ngày giao nhận.
-
Chữ ký của người góp vốn/ đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người ĐDTPL của công ty.
Đối với việc cổ phần/ phần vốn góp vào doanh nghiệp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, Ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng: Theo quy định sẽ được coi là thanh toán xong khi Quyền sở hữu hợp pháp đối với TSGV đã chuyển sang doanh nghiệp. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ DNTN theo quy định sẽ không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. Các thủ tục về vốn luôn là những yếu tố quan trọng của tất cả các doanh nghiệp khi thành lập và phát triển kinh doanh. Trong đó gồm có vốn điều lệ và vốn pháp định. Trên đây là những thông tin bài viết chia vẻ xoay quanh vấn đề về vốn của doanh nghiệp. Hi vọng với những thông tin mà Tân Thành Thịnh chia sẻ sẽ mang đến cho bạn nhiều giá trị, thông tin hữu ích, giúp bạn nắm rõ hơn về các loại vốn trong doanh nghiệp để từ đó sử dụng một cách hiệu quả, mang lại lợi ích và thành công nhất định.
Bạn cần tư vấn thành lập công ty để khởi nghiệp với số vốn là bao nhiêu? Hãy liên hệ với Tân Thành Thịnh để được nhân viên tư vấn tân tình.
Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề trên bạn vui lòng liên hệ qua hotline 0789277892 để được tư vấn cụ thể và trực tiếp nhé. Sở hữu nhiều năm kinh nghiệm thực tế từ nhiều ngành nghề khác nhau, Tân Thành Thịnh luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp – Thuế – Kế Toán Tân Thành Thịnh
-
Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
-
SĐT: 0789277892 Hotline: 0789277892
-
Email: contact@danangchothue.com