Thắp nhang từ lâu được xem là một tục lệ không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Trong quá trình thắp nhang, một số gia đình sẽ thấy tàn nhang cong, cuộn tàn… Điều này làm khá nhiều người hoang mang không biết tàn nhang cong là điềm gì? Tốt hay xấu? Hôm nay Trầm Tuệ sẽ cùng bạn giải đáp vấn đề này.
Nguồn gốc tục thắp nhang của người Việt
Trong văn hóa tâm linh làng quê đất Việt, nhang – hương là những que bột cháy thơm, luôn được chú trọng đầu tiên trong các nghi lễ cầu cúng theo phong tục truyền thống dân tộc. Nhang, hương từ xưa đã đi vào đời sống cộng đồng, với ý nghĩa là vật phẩm tưởng nhớ công đức và cảm tạ sự phù hộ, độ trì của Trời Phật, tổ tiên, thần linh với con cháu, người dân trong mỗi gia đình, làng nước.
Bạn đang xem: ý nghĩa của tàn nhang
Đây vừa là sản phẩm tinh thần, vừa là sản phẩm vật chất đem tới cho cuộc sống nhiều niềm vui, hạnh phúc. Ở triều đại nào, thời kỳ nào cũng thấy nhang, hương được thắp ở khắp nơi theo nến hoặc vòng trên các bát sứ và lư đồng; hay dưới những chân tường, bệ tượng, gốc cây, hòn đá. Ngoài Bắc gọi là thắp hương, còn trong Nam thường gọi là đốt nhang.
Nhang cong tàn là điềm gì?
Theo quan niệm dân gian xưa, nén nhang sau khi cháy hết không gãy rụng mà uốn cong tạo thành hình tròn hoặc vòng cung là điềm lành, điềm báo tốt, gia đình sẽ sớm có lộc. Việc nhang còn nguyên tàn được hiểu là sự hồi đáp của thần linh, ông bà tổ tiên với lời khấn nguyện của con cháu. Họ tin rằng những điều mình mong cầu sẽ sớm thành công, công việc thuận buồm xuôi gió.
Có người còn duy tâm tin rằng nếu đêm giao thừa hay ngày mùng một Tết thắp nhang mà có tàn uốn, hương cuộn thì năm mới sẽ bình an, đủ đầy, vạn sự hanh thông. Trong tâm tưởng của người Việt, nén nhang chính là sợi dây kết nối giữa thế giới hiện tại và tâm linh. Chính vì lẽ đó, sau khi thắp hương mà tàn nhang cong thi sẽ mang lại nhiều niềm vui và phúc khí tốt.
Có thật sự nhang cong tàn là điềm lành?
Đề xuất riêng cho bạn: Chia sẻ Bài cúng thay bàn thờ mới.
Bàn về vấn đề nhang thắp giữ lại tàn uốn cong, GS.TS Cao Ngọc Lân chia sẻ: “Nén nhang như sự chứng giám của bề trên. Thông qua nén nhang, gia chủ có thể nhận thấy được thông điệp từ ông bà tổ tiên. Trường hợp nhang còn giữ lại tàn, uốn cong cũng cho thấy niềm vui đến trong gia đình. Nhưng phải theo một cách tự nhiên, không khiên cưỡng”.
Xưa kia ông bà chỉ làm nhang tự nhiên, tức là nhang sạch từ các loại bột gỗ hoặc thảo mộc trộn với keo bời lời và nước, không thêm bất kì hóa chất, phụ gia để tạo tàn cong. Có khi thắp nhang cả tháng may ra mới được 1 nén cuốn tàn, nhưng phần nhiều là ít thấy. Nhà nào được nhang cong tàn là tự nhiên có, không phải do sự can thiệp từ ngoại cảnh. Sau này do tâm lý nhiều người muốn có tàn cong nên nhà sản xuất đã trộn thêm vào nguyên liệu làm nhang các loại hóa chất.
Các hóa chất độc hại tìm thấy trong nhang hóa chất
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Võ Uyên Mi nhận định: “Quả thật không thể phủ nhận cùng 1 loại nhang nhưng có người đốt thì tàn nhang dài (ở đây chúng ta phải hiểu là nhang tự nhiên, không ngâm hóa chất). Còn có người đốt thì tàn nhang cứ rơi xuống, không dài ra. Đây có thể xem là sự giao thoa năng lượng của đấng linh thiêng đến với con người. Nhưng nếu chỉ dựa vào việc tàn nhang dài không rớt mà vội cho là có lộc thì không có căn cứ. Lộc do cách chúng ta ăn ở tu thân tích đức lâu dài chứ không chỉ ngồi dựa vào tàn nhang”.
Tham khảo thêm: Dành cho bạn Bài cúng Rằm tháng 7 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Xem thêm phóng sự: Hương tẩm hóa chất độc hại có thể gây ung thư
Hương cong, hương thẳng, không bằng “tâm hương”
Phần lớn người tiêu dùng đều không biết hoặc không quan tâm đến những thành phần tạo nên một cây hương. Vì theo quan niệm truyền thống của nhiều người: Hương có tàn càng cong càng thơm thì càng nhiều lộc. Vậy nên các nhà sản xuất đua nhau tạo nên những nén nhang đậu tàn. Muốn bao nhiêu nhang tàn cong cũng có bởi chúng đã được ngâm tẩm hóa chất đồng loạt, không còn là những cây nhang sạch nữa rồi. Trầm Tuệ đã tổng hợp những tác hại khủng khiếp của nhang thơm hóa chất hay còn gọi là nhang cuốn tàn ở bài viết: Sử dụng nhang cuốn tàn – mối hiểm họa tiềm tàng với sức khỏe.
Như vậy nhìn tàn của cây nhang để quyết định tương lai cho gia đình là một việc làm mê tín. Bởi tàn cong uốn đẹp kia hoàn toàn do con người tạo ra, không còn là cong tự nhiên như xưa nữa. Nén nhang không thể đem lộc đến cho chúng ta. Muốn hái lộc thì phải biết gieo trồng phước đức, quy luật nhân quả không bao giờ sai khác. Gieo nhân nào gặt quả nấy như lời các cụ bao đời này vẫn răn dạy. Không thể há miệng chờ sung, ngày ngày thắp nhang đợi tàn rồi cho rằng bản thân sẽ giàu có, phước lộc đủ đầy.
Nén nhang dẫu sao cũng chỉ là phương tiện để mỗi người gửi gắm lòng biết ơn, sự kính trọng tới ông bà tổ tiên, Chư Phật, Thánh, Hiền tăng. Đừng nên biến nó thành nơi chứa đựng lòng tham lam, mong cầu vô nghĩa của con người. Khi thắp nhang hãy giữ tâm tĩnh lặng, gạt bỏ những phiền não, tham, sân, si bên ngoài để trở về với tâm Phật, từ đó tiếp xúc được với năng lượng an lành để phát khởi tuệ giác. Phước đức và lộc không tự nhiên mà có. Nó đến từ sự thực tập giới – định – tuệ, giữ gìn thân – khẩu – ý thanh tịnh, chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh ngữ, chánh tinh tấn và chánh niệm mỗi ngày. Một đời sống đức hạnh sẽ chiêu cảm những điều tốt đẹp, thiện lành. Chúng tự nhiên đến chứ không cần mong cầu. Khi ấy dù cây huơng có cong hay thẳng cũng không làm chúng ta bận lòng. Bởi thứ quan trọng nhất là tâm hương – “cây hương” đạo đức đang ngày ngày được chúng ta vun trồng, chăm sóc, tưới tẩm bởi dòng nước trí tuệ và từ bi.
Đặc trưng nhận biết nhang trầm hương sạch
Tham khảo:
- Trầm hương là gì? Hé lộ những bí mật ẩn giấu của trầm hương
- Đặc tính sinh vật học của cây dó bầu
- Ý nghĩa và công dụng vòng tay trầm hương 108 hạt
- 5 cách nhận biết vòng tay trầm hương thật – giả chính xác nhất từ chuyên gia
- Trầm hương sánh chìm là gì? Sự thật về vòng tay trầm hương sánh chìm
TRẦM TUỆ: LAN TỎA NIỀM TIN – SẺ CHIA CHÂN THẬT