- Chọn lịch trình phù hợp cho chuyến phượt xuyên Việt
- Dự trù thời gian phượt xuyên Việt bằng xe máy
- Phượt xuyên Việt bằng xe máy nào tốt nhất?
- Phượt bằng xe ga:
- Phượt bằng xe số:
- Phượt bằng xe côn tay:
- Vật dụng nào là cần thiết cho chuyến phượt xuyên Việt bằng xe máy
- Kinh nghiệm đóng gói hành lý khi đi phượt xuyên Việt bằng xe máy
- Kinh nghiệm ăn uống giá rẻ khi du lịch xuyên Việt
Phượt xuyên Việt bằng xe máy là một trong những đam mê thú vị của giới trẻ chúng ta hiện nay. Tuy nhiên phượt thế nào cho an toàn và tiết kiệm không hẳn ai cũng biết. Dưới đây là chia sẻ của một bạn trẻ về những kinh nghiệm thực tế cho chuyến phượt xuyên Việt
Contents
Bạn đang xem: kinh nghiệm đi xe máy xuyên việt
- 1 Chọn lịch trình phù hợp cho chuyến phượt xuyên Việt
- 2 Dự trù thời gian phượt xuyên Việt bằng xe máy
- 3 Phượt xuyên Việt bằng xe máy nào tốt nhất?
- 3.1 Phượt bằng xe ga:
- 3.2 Phượt bằng xe số:
- 3.3 Phượt bằng xe côn tay:
- 4 Vật dụng nào là cần thiết cho chuyến phượt xuyên Việt bằng xe máy
- 5 Kinh nghiệm đóng gói hành lý khi đi phượt xuyên Việt bằng xe máy
- 6 Kinh nghiệm ăn uống giá rẻ khi du lịch xuyên Việt
Chọn lịch trình phù hợp cho chuyến phượt xuyên Việt
Lên lịch trình hợp lý là điều kiện tiên quyết cho một chuyến du lịch xuyên Việt trọn vẹn. Thông thường, một lịch trình du lịch xuyên Việt nên đi qua từ 10 – 12 điểm, trong đó có những chốt quan trọng như: Hạ Long, Phong Nha, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh. Nếu có nhiều thời gian hơn, bạn có thể khám phá thêm Phan Thiết, khánh Hòa, Phú Yên…
Nên khởi hành sớm từ 4, 5 giờ sáng để khi bạn tới điểm dừng (thường cách nhau 200 – 300 km) là lúc trời nắng ấm, cả gia đình có thể nghỉ ngơi, vui chơi. Dự trù các phát sinh và trường hợp trời tối, bạn nên đổ đầy xăng khi bình cạn hoặc qua các thị trấn, làng mạc, tránh trường hợp hết xăng giữa chốn đồng không mông quạnh.
Dự trù thời gian phượt xuyên Việt bằng xe máy
Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong một chuyến đi dài ngày như phượt xuyên Việt là bạn có bao nhiêu thời gian? Từ đó, bạn có thể tính được là mình sẽ lưu lại tại mỗi nơi bao nhiêu ngày, cũng cần trừ hao thời gian cho những trường hợp phát sinh để có thể trở về đúng ngày, không ảnh hưởng tới công việc học tập của các thành viên trong gia đình, nhóm bạn bè.
Khi bạn đi bằng xe máy, hãy hoạch định trước xem liệu mình có tiếp tục đi xe máy chiều ra không hay đi tàu, máy bay chiều về để tiết kiệm thời gian, sức lực.
Phượt xuyên Việt bằng xe máy nào tốt nhất?
Bất cứ xe nào cũng có thể giúp các bạn hoàn thành hành trình của mình với điều kiện nó còn tốt, chạy ổn định và dầy đủ các bộ phận an toàn (phanh, đèn, xi nhan). Nhiều bạn khi xem clip của mình thì bày tỏ quan điểm “phải có xe cào cào như anh mới đi được” cái này hoàn toàn sai. Chỉ có điều đi bằng xe tốt hơn sẽ có trải nghiệm tốt hơn, an toàn và thú vị hơn thôi. Các bạn lưu ý nên thay dầu sau mỗi 1000km đường đi để xe bảo đảm vận hành và phục vụ tốt nhé.
Phượt bằng xe ga:
– Ưu điểm: cốp để đồ rộng, dễ điều khiển, ít bị vấy nước bẩn lên chân khi đi qua các vũng nước trên đường.
– Nhược điểm: Sử dụng dây cu-roa và hộp số vô cấp nên khả năng leo đèo dốc khá yếu, người sử dụng không thể chủ động tăng giảm số của xe. Bảo dưỡng phức tạp hơn xe số, chi phí bảo dưỡng cao.
Phượt bằng xe số:
– Ưu điểm: có thể chủ động tăng giảm số khi cần thiết. Bảo dưỡng dễ dàng.
– Nhược điểm: Đa số các xe số đều có cốp nhỏ, thiết kế dễ bị bắn bẩn hơn xe ga. Vì sử dụng điện bình nên đèn của xe số phụ thuộc vào ga, ga càng mạnh đèn càng sáng, trong khi xe tay ga thì đèn luôn sáng đều, ngay cả khi không nổ máy.
Phượt bằng xe côn tay:
Đọc thêm: Hot Cách Làm Xe Máy Đơn Giản Mà Đẹp Nè
– Ưu điểm: chủ động tăng giảm số và can thiệp vào ly hợp bằng tay côn, nhờ đó có thể thực hiện các kỹ thuật vê côn và ngắt côn trong khi chạy. Các dòng xe côn tay underbone như Exciter, FX, Raider… tương đối giống với xe số, chỉ khác là bộ ly hợp được đóng/ngắt bằng tay, trong khi dòng xe số thì chuyển số bằng chân, ly hợp tự đóng thông qua bộ nồi (côn) trước.
Một ưu điểm của dòng xe côn tay có bình xăng phía trước đó là khả năng chứa được rất nhiều xăng. Trung bình các xe motor có thể chứa được 7-12 lít xăng, đủ để có thể thực hiện một hành trình dài. Tuy vậy, với mức tiêu thụ xăng lớn hơn dòng xe số thì tính ra cũng tương đương nhau.
– Nhược điểm: Dòng xe côn tay đa phần không có cốp hoặc cốp rất nhỏ. Do vậy để có thể đem được nhiều đồ thì bạn phải gắn thêm túi, hoặc bỏ vào balo và ràng ở phía sau xe. Ngoài ra, vì kỹ thuật lái phức tạp hơn 2 dòng xe kia nên nếu vì lý do gì đó mà bạn không thể lái xe được, trong khi bạn đồng hành của bạn chưa từng lái xe côn tay thì thật là thảm họa! Lúc ấy, có thể là người kia sẽ lái xe theo kiểu “giựt giựt”, hoặc là bốc đầu xe cũng nên.
Vật dụng nào là cần thiết cho chuyến phượt xuyên Việt bằng xe máy
Thường thì những ai đi xuyên Việt là cũng đã có khá nhiều kinh nghiệm đi chơi bằng xe máy trong những chuyến đi trước rồi nên cái này có vẻ hơi thừa nhưng mình cứ nói qua ở đây để các bạn mới đi có thể tham khảo áp dụng cho cả các chuyến đi ngắn.
Nói chung, không nên mang quá nhiều đồ khi du lịch xuyên Việt bởi nó khiến bạn nặng nhọc, mệt mỏi vì phải trông đồ. Những đồ dùng thiết yếu bao gồm quần áo, dầu gội, xà phòng, giấy tờ, giấy phép lái xe, thuốc men, chăn, đồ ăn khô và tất nhiên là nhiều tiền! Cụ thể:
– Đồ sửa xe: dù biết sửa hay không, khi đi đường các bạn vẫn nên chuẩn bị 1 bộ đồ nghề sửa xe gồm tô vít, kìm, mỏ lết cỡ nhỏ, cờ lê 1 số cỡ ốc thông dụng, bộ vá xăm, xăm dự phòng, bơm, 1 cuộn dây thép nhỏ, 1 đoạn dây chun, 1 đoạn dây điện. Mình không thể kiểm soát tất cả những vấn đề gặp trên đường nhưng khi có đủ đồ nghề các bạn có thể tự sửa những cái lặt vặt hoặc nhờ sự giúp đỡ của người đi đường. Thật ra đường Xuyên Việt bây giờ đầy hàng sửa xe nên k cần quá lo lắng. Đặc biệt các bạn cần phải biết vá và thay xăm, cái này mang ra ông thợ sửa đầu ngõ xem ổng làm là biết thôi.
– Giáp bảo hộ: hiện nay giáp bảo hộ đi xe máy bán rất nhiều trên các trang bán đồ cho dân “phượt” à giá không cao, để đảm bảo chân tay lành lặn khi có bất trắc các bạn nên đeo cái này mặc dù hơi vướng víu và mất thời gian nhưng đi đi đường có cái này sẽ cảm giác an tâm hơn.
– Mũ bảo hiểm: cần mang 1 chiếc mũ bảo hiểm loại tốt, tối thiểu nên dùng loại trùm tai còn dùng loại có cằm bảo vệ phía trước là đảm bảo nhất. Khi đi xe đường dài dùng mũ trùm tai sẽ tránh được gió thổi vào tai nên đỡ mệt và có thể chạy ở tốc độ cao hơn.
– Điện thoại có 3G & Map hoặc máy định vị GPS: cái này sẽ giúp các bạn chủ động hơn trong việc lọ mọ rẽ vào các đường tỉnh lộ, đường đát để tăng phần thú vị cho chuyến đi chứ cứ chạy đường quốc lộ thì chán chết.
– Tập bản đồ: Có smartphone rồi bạn vẫn cần tập bản đồ hành chính Việt Nam với đầy đủ chi tiết về chiều dài, trạm bơm xăng là món đồ không thể thiếu trong hành trang phượt xuyên Việt của bạn. Cẩn thận hơn, khi tới đâu, bạn nên đánh dấu vào điểm đã qua, dùng bút vạch sẵn lộ trình trên bản đồ và kiểm tra các mốc vừa đi qua để đảm bảo mình đi đúng đường.
– Máy ảnh: cái này nhắc cho đầy đủ chứ chắc giờ chẳng ai đi du lịch mà không mang máy ảnh cả :))
– Quần áo: mang vừa đủ cho hành trình của bạn, chỉ cần 1 bộ quần áo dài tay để đi đường và 3-5 bộ quần áo cộc mặc lót ở trong, mặc luân phiên và giặt trên đường đi, đừng nên mang quá nhiều chỉ tổ nặng,
Nên xem: Hot Hot Tạo video từ ảnh có sẵn đơn giản với Proshow Gold
– Áo mưa, áo chống nước: nếu có điều kiện các bạn nên mua loại quần áo chống nước được làm bằng vải 1 chiều vẫn thoát hơi từ trong ra nhưng lại cản mưa ngấm vào trong. Và vẫn nên thủ 1 bộ quần áo mưa để phòng trường hợp mưa quá to hoặc quá lâu thì quần áo chống nước vẫn bị ngấm đôi chút.
– Giày: nên đi 1 đôi giày vừa cứng cáp vừa êm ái. Vừa bảo vệ chân khi đi đường vừa không làm dau chân khi đi bộ, nên nhét trong balo 1 đôi dép xỏ ngón để dùng khi đi biển.
– Khăn bịt mặt: theo kinh nghiệm của mình thì không nên dùng khẩu trang khi đi đường vì chun ở khẩu trang khi cài vào tai để lâu sẽ gây đau tai, vì thế các bạn nên dùng các loại khăn bịt mặt hoặc mũ ninja bán rất nhiều ở các cửa hàng đồ “phượt” vừa che bụi, che nắng lại không làm bạt gió gây khó thở khi đi tốc độ cao.
– Kính mắt: cái này cũng rất cần thiết nên dùng kính dâm
– Đồ ăn khô: cần phòng thủ 1 ít lương khô & bánh gì đó phòng trường hợp bất trắc, không cần mang quá nhiều vì giờ ở đâu cũng đầy người rồi.
– Nước uống: sáng ra thủ chai nước 1 lít buộc ở xe là yên chí.
Kinh nghiệm đóng gói hành lý khi đi phượt xuyên Việt bằng xe máy
Mình chia sẻ kinh nghiệm của mình khi đóng đồ, mình đi đâu cũng chỉ có 2 túi, 1 túi nhỏ đeo ở người chứa tất cả những đồ có giá trị, tiền, máy ảnh, điện thoại, ipad,… và nó là vật bất ly thân. Một túi to chứa toàn bộ quần áo, đồ sửa xe, áo mưa và buộc chặt ở sau xe. Như thế là yên chí, đến đâu chơi thì cứ vứt xe cùng túi đồ to mà ít giá trị ở xe, còn đồ giá trị mang theo người. Với đồ buộc sau các bạn nên chuẩn bị một tấm nilon, áo mưa để trùm tránh ướt nhé.
Nơi lưu trú khi đi phượt xuyên Việt
Thông thường gần các điểm du lịch đều có nhiều nhà nghỉ, khách sạn hay nhà trọ bình dân, để tiết kiệm chi phí các bạn có thể thuê nhà trọ giá rẻ bình dân ở ven đường. Nếu có người thân quen ở địa phương nên nhờ họ tư vấn và giúp đỡ. Trước khi thuê phòng các bạn nên kiểm tra về chất lượng, an ninh xung quanh cũng như giá cả phù hợp.
Kinh nghiệm ăn uống giá rẻ khi du lịch xuyên Việt
Về kinh nghiệm ăn uống khi du lịch xuyên Việt, cần lưu ý khi sử dụng các thực phẩm ở địa phương khác. Không nên ăn các loại thực phẩm lạ, sống hoặc chín tái vì có thể đau bụng ảnh hưởng tới hành trình của bạn.
Hạn chế sử dụng các loại nước lạnh, đồ uống có gas và cồn sẽ ảnh hưởng tới tay lái của bạn. Không nên ăn quá đầy bụng. Một số món ăn địa phương các bạn có thể tham khảo như: chè (Huế), bánh tráng thịt heo (Đà Nẵng), cháo lươn (Nghệ An), bánh khoái, bánh bèo, bánh bột lọc…(Quảng Bình), cơm gà (Quảng Nam), Cua huỳnh đế (Bình Định)…
Theo kinh nghiệm ăn uống giá rẻ khi du lịch xuyên Việt, khi lựa chọn quán ăn ven đường các bạn nên vào những quán có nhiều xe tải dừng ăn. Không nên lựa chọn những hàng quán có xe khách dừng chân, vì những người đi xe tải thường biết chọn quán ăn ngon và rẻ hơn.