- Marketplace là gì?
- Public e-marketplace là gì?
- Phân loại Marketplace
- Phân loại theo đối tác kinh doanh
- Phân loại theo sản phẩm
- Ưu và nhược điểm khi bán hàng trên Marketplace là gì?
- Ưu điểm khi bán hàng trên Marketplace
- Nhược điểm khi bán hàng trên Marketplace
- Cơ hội phát triển và ưu thế của Marketplace là gì?
- Cơ hội phát triển
- Ưu thế của Marketplace
- Facebook và cách triển khai Marketplace hiệu quả
Có rất nhiều hình thức kinh doanh ngày nay trên mặt trận Online, hiện tại công nghệ đang là trung tâm của mọi ngành và ứng dụng được nó là cả một câu chuyện khác. Marketplace là một thuật ngữ mới nổi từ khi thương mại điện tử nở rộ ra và nó đang giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp muốn sử dụng kinh doanh online làm nguồn thu chính. Vậy Marketplace là gì và nó có những cơ hội, tiềm năng nào để phát triển trong tương lai với thị trường liên tục thay đổi này?
Marketplace là gì?
Marketplace là một hình thức thương mại điện tử kết nối người mua và người bán tiềm năng tất cả trong một nền tảng để giúp thuê, mua, trao đổi hoặc thương lượng. Nếu lúc trước khi bạn cần bán hàng trong nhóm thì bạn phải đăng ký nhóm và người mua cũng phải là thành viên trong nhóm mới thấy được và tiến hành mua hàng. Giờ đây với Marketplace bạn chỉ cần đăng món hàng cần bán và người mua chỉ cần search là mua được hàng.
Bạn đang xem: marketing place là gì
Hình thức Marketplace là gì? Marketplace nghĩa là gì? Market space la gì? (Nguồn: Atlassian)
Người mua có thể nhắn tin và trả giá cho món hàng ngay lập tức cho người bán. Hiện vẫn chưa hỗ trợ thanh toán ngay và giao hàng. Đây là một mô hình thường được sử dụng trong ngành thương mại điện tử, nó là một mô hình cũng như là một hình thức phổ biến rất nhiều thương hiệu lựa chọn sử dụng. Chính vì thế biết được bản chất mô hình Marketplace là gì sẽ khiến cho doanh nghiệp có được lợi thế rất lớn trong tay để tiếp cận người tiêu dùng một cách gần nhất.
Public e-marketplace là gì?
Public e-marketplace được hiểu là thị trường thương mại điện tử chung hoặc thị trường thương mại điện tử công cộng. Trong đó:
Thị trường thương mại điện tử chung là hình thức thương mại điện tử hợp tác (collaborative e-commerce) hay các sàn giao dịch. Ở Việt Nam, hình thức thương mại hợp tác vẫn chưa được phát triển.
Thị trường thương mại điện tử công cộng là chính là thị trường điện tử B2B. Chúng thường sẽ do sự quản lý bởi bên thứ ba (không phải người bán hoặc người mua) hay cũng có thể của một nhóm các công ty mua hoặc các công ty bán.
Phân loại Marketplace
Nắm chắc được định nghĩa cơ bản Marketplace là gì, chúng ta có thể phân loại Marketplace dựa theo đối tác kinh doanh hoặc sản phẩm.
Phân loại theo đối tác kinh doanh
Theo đối tác kinh doanh có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp, sẽ có 2 hình thức Marketplace đó là C2C Marketplace và B2C Marketplace. Trong đó:
- C2C Marketplace là gì: là mô hình kinh doanh kết hợp giữa các cá nhân, hộ doanh nghiệp với các cá nhân, người tiêu dùng thông qua sàn giao dịch trực tuyến. Với hình thức C2C, bất kỳ ai cũng có thể đăng sản phẩm và bán hàng trên Marketplace. Hình thức này thuộc nhóm đối tượng không cần nhiều chi phí marketing, hoặc website, cửa hàng,…
- B2C Marketplace là gì: là mô hình kinh doanh trên Marketplace có sự kết hợp của doanh nghiệp, nhà cung cấp đến với người tiêu dùng. Đối với hình thức B2C, các bạn có thể nhận biết thông qua các danh mục Mall trên các kênh điện tử như Shopee, Lazada, Sendo,… Đây là các sản phẩm chính hãng, uy tín và cần phải xác minh từ các giấy tờ do pháp luật công nhận.
Phân loại theo sản phẩm
- Marketplace dọc: được hiểu là hình thức Marketplace cung cấp các sản phẩm cùng chủng loại từ nhiều nhà cung cấp.
- Marketplace ngang: là hình thức Marketplace cung cấp các loại sản phẩm khác nhau tuy nhiên vẫn có các đặc điểm tương đồng như cùng ngành hàng, đặc điểm sản phẩm giống nhau…
- Marketplace hỗn hợp: là hình thức Marketplace cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau ở tất cả các ngành hàng.
Ưu và nhược điểm khi bán hàng trên Marketplace là gì?
Marketplace có sức hấp dẫn rất lớn đối với cá nhân và doanh nghiệp muốn kinh doanh trực tuyến. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì nó cũng có một số điểm hạn chế mà người bán cần lưu ý. Cùng xem những ưu điểm và nhược điểm khi bán hàng trên Marketplace là gì nhé.
Ưu điểm khi bán hàng trên Marketplace
– Số lượng truy cập trên các sàn thương mại trực tuyến ngày càng gia tăng, điều này đồng nghĩa người bán có thể tiếp cận được một lượng khách hàng lớn khi đăng bán sản phẩm.
– Người bán có thể tiết kiệm được tối đa các chi phí về marketing, chi phí vận chuyển, quản lý,…
– Các kênh Marketplace thường rất uy tín, người bán sẽ được hưởng lợi tạo niềm tin cho khách hàng khi bán sản phẩm trên Marketplace.
Nhược điểm khi bán hàng trên Marketplace
– Khi bán sản phẩm trên Marketplace, người bán sẽ phải mất một khoản phí hoa hồng.
– Có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng bán một loại sản phẩm.
– Các dữ liệu, thông tin khách hàng sẽ được lưu trữ trên Marketplace, do đó người bán sẽ không thể sử dụng được các dữ liệu đó cho các chiến lược marketing tại các kênh khác.
Cơ hội phát triển và ưu thế của Marketplace là gì?
Cơ hội phát triển
Nửa cuối năm 2013, mô hình thương mại điện tử Marketplace xuất hiện cung cấp cho cả bện bán lẫn bên mua những cơ hội tiếp cận dễ dàng và an toàn trên cơ sở kế thừa điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của các mô hình thương mại điện tử sẵn có. Và đi tiên phong trong việc cải tiến mô hình thương mại điện tử này, phải kể đến “ông lớn” Lazada. Về bản chất, khái niệm “Marketplace” không mới đối với thương mại điện tử. Nói đơn giản, đây là một sàn giao dịch, một “chợ” chung mà bên bán và bên mua tập trung lại để dễ dàng tìm kiếm được nhau. Bám sát mục tiêu đó, đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ Marketplace phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng của mình. Lazada đã xây dựng một website thương mại điện tử B2C chuyên nghiệp, tích hợp tất cả những gì mà người mua mong muốn vào đây, chính vì thế đây là một bước đệm để họ đánh chiếm được niềm tin của khách hàng tại thị trường Việt Nam.
Cơ hội phát triển của thị trường marketplace (Nguồn: Atlassian)
Ưu thế của Marketplace
Dành cho bạn: Học Marketing ra trường làm gì? 7 lựa chọn nghề nghiệp tối ưu nhất
Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình này đã bộc lộ rõ ưu thế của mình. Marketplace giúp công ty thương mại điện tử giảm đáng kể chi phí đầu tư kho bãi, mua hàng và quản lý tốt vốn lưu động. Hàng hóa, sau khi được đưa lên trang Marketplace, vẫn nằm tại kho và thuộc sở hữu của nhà cung cấp. Khi có đơn hàng từ khách hàng, công ty mới liên hệ nhà cung cấp để thực hiện các công đoạn đóng gói, giao hàng và thu tiền hộ nhà cung cấp.
Ưu thế tiếp theo của Marketplace là tận dụng được nguồn lực hiện có để xử lý đơn hàng và hoàn tất các dịch vụ hỗ trợ như vận chuyển, hình ảnh, và các chế độ chăm sóc khách hàng… Việc Lazada hợp tác với 25 ngân hàng cho việc thanh toán của người dùng trở nên dễ dàng hơn là một điểm khiến Marketplace trở nên “thần thánh” hơn bao giờ hết.
Cuối cùng, dưới góc độ nhà cung cấp, mô hình Marketplace giúp họ quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm đến một lượng lớn khách hàng hiện có từ mô hình B2C, tăng vòng quay hàng tồn kho, học tập và tích lũy kinh nghiệm cách làm thương mại điện tử bài bản, tập trung vào việc sản xuất và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
Facebook và cách triển khai Marketplace hiệu quả
Có thể nói Marketplace đã len lỏi vào các doanh nghiệp e-commerce, hiện nay nó đang trở thanh điều rất dễ thấy trên thị trường. Ngay tại Facebook, một mạng xã hội truyền thông lớn nhất hành tinh cũng đang tham gia vào nền tảng đầy hấp dẫn này. Đủ để thấy Marketplace là gì mà hấp dẫn đến vậy, giờ đây nó không còn của riêng các website thương mại điện tử mà nó còn hữu ích để phát triển trên các nền tảng mãng xã hội truyền thông. Để truy cập Marketplace, hãy nhấn vào biểu tượng cửa hàng ở cuối ứng dụng Facebook.
Market place là gì? Marketplace trên Facebook là gì? Marketplace có mất phí không? Cách bán hàng trên marketplace (Nguồn: Web Retailer)
Để đăng một mục để bán trong Marketplace, chụp ảnh mặt hàng của bạn (hoặc thêm ảnh từ thư viện ảnh của bạn), sau đó nhập tên sản phẩm, mô tả và giá và xác nhận vị trí của bạn và chọn danh mục. Sau đó bạn có thể đăng nó để bất cứ ai tìm kiếm trong khu vực của bạn có thể tìm thấy mục của bạn và nhắn tin cho bạn nếu họ muốn mua nó. Hãy nhớ rằng Facebook không hỗ trợ thanh toán hoặc giao hàng. Facebook tận dụng rất tốt lượng người dùng của mình, điều này làm cho khách hàng sử dụng trên mạng xã hội này bên cạnh đăng ảnh cá nhân, có thể hỗ trợ các tài khoản bán hàng online. Tại Việt Nam, các người dùng bán hàng online cá nhân ở mức rất lớn, chính vì thế đây là một ứng dụng rất phù hợp với thị trường Việt Nam. Marketplace dường như không chỉ dành cho các doanh nghiệp thương mại điện tử B2C mà còn có xu hướng triển khai trên các nền tảng mạng xã hội.
Kết luận
Hiểu được Marketplace là gì không phải là dễ, để thực hiện nó cũng không phải ngày một ngày hai là xong. Mặc dù Marketplace không phải là quá mới với ngành thương mại điện tử, nhưng nó luôn cải tiến qua từng thời kỳ và đây là cầu nối phát triển của thị trường. Nền tảng này hiện không chỉ đáp ứng với e-commerce mà nó còn len lỏi vào cả nền tảng Social Media như Facebook vừa rồi, chứng tỏ độ ảnh hưởng của nó rất lớn trên thị trường.
Thắng Nguyễn – MarketingAI