Ngày nay sự thành công lớn của các doanh nghiệp đều có sự đóng góp của các chiến dịch marketing nói chung và chiến lược marketing online.
Đằng sau những chiến dịch marketing thành công và sự tăng trưởng của doanh nghiệp có sự điều hành và đóng góp trí tuệ rất lớn của một người, một vị trí gọi là Giám Đốc Marketing.
Bạn đang xem: ceo marketing là gì
Giám Đốc Marketing hay nghề “CMO” là gì? Giám Đốc Marketing – CMO là từ viết tắt của cụm từ “Chief Marketing Officer”. Hiện nay, chức danh này được đánh giá là rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp hiện đại.
QUẢNG CÁO
Hay hiểu cách khác, giám đốc marketing (CMO) là người quản trị mọi hoạt động quảng bá doanh nghiệp, hỗ trợ kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động thương mại như:
- Hoạch định chiến lược, kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện hoạt động Marketing của Công ty.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động và chương trình nghiên cứu thị trường.
- Xây dựng các công cụ đo lường hiêu quả hoạt động Marketing.
- Tham mưu cho ban Giám đốc về truyền thông, nhận diện và phát triển thương hiệu.
- Thiết lập và duy trì quan hệ với với các đối tác, cơ quan truyền thông, các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan phục vụ cho hoạt động marketing của Công ty.
- Huấn luyện và đào tạo nhân viên phòng marketing thuộc phạm vi phụ trách.
Tiềm năng của nghề Giám Đốc Marketing
Với sự phát triển không ngừng của các mô hình marketing và sự tác động mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là internet thì vị trí giám đốc marketing online, “Giám Đốc Digital Marketing” ngày càng được con trọng hơn trong các doanh nghiệp.
Mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu xây dựng thương hiệu, tăng doanh số bán hàng…Vị trí giám đốc marketing đang được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng với lương khởi điểm lên đến hàng ngàn USD.
Nhu cầu thì rất lớn nhưng nguồn cung nhân sự chuyên trách về marketing, marketing online tại Việt Nam bị giới hạn cả về chất và lượng.
QUẢNG CÁO
Chương trình đào tạo chuyên ngành marketing trong nước không cung cấp đủ những kiến thức thực tiễn về marketing đang thay đổi không ngừng.
Để đáp ứng nhu cầu này nhiều học viện doanh nhân và trung tâm đào tạo kĩ năng đã đưa ra nhiều khóa học Giám Đốc Điều hành ( CEO ) Giám Đốc Marketing ( CMO ) … để khắc phục phần nào nhu cầu của thị trường.
Do không có một hệ thống đào tạo chuyên nghiệp và thực tiễn đã tạo ra một sự thiếu hút lớn về nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Thu nhập cao, môi trường làm việc năng động và cơ hội thăng tiến nhanh là những lý do khiến ngành này đang thu hút nhiều bạn trẻ.
Nếu bạn là người say mê kinh doanh, yêu thích các công việc đòi hỏi đầu óc tổ chức, quản lý, bạn có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường công việc. Ngành này có địa bàn hoạt động rộng nên bạn sẽ có cơ hội để đến với nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam cũng như trên thế giới.
Thị trường và môi trường kinh doanh luôn thay đổi vừa là thách thức, vừa là niềm vui. Đặc thù công việc không dập khuôn máy móc khiến bạn không cảm thấy nhàm chán.
QUẢNG CÁO
Theo báo cáo thống kê của Bộ Tài Chính đến thời điểm đầu tháng 7/2013, toàn quốc có 457.343 DN đang hoạt động. Như vậy có thể ước tính năm 2015 Việt Nam có khoảng 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Nhu cầu về những người quản trị viên về marketing là rất lớn.
Dành cho bạn: Mách bạn Sale Admin Là Gì? Kỹ Năng Cần Có Của Sale Admin Ngành Nhà Hàng – Khách Sạn
Đặc biệt với những giám đốc marketing, giam đốc marketing online chuyên nghiệp được đào tạo bài bản là rất khan hiếm. (Hầu hết họ đã tự phát triển một doanh nghiệp riêng thành công)
Công việc chính của Giám Đốc Marketing
Trong rất nhiều điều cần tìm hiểu về nghề giám đốc marketing thì có 5 vấn đề chính mà chúng ta cần biết sau đây.
1. Quản trị thương hiệu DN
Một Giám Đốc Marketing sở hữu các chiến lược marketing offline và online, các chiến lược bán hàng, đồng thời giám sát việc thi hành chúng.
Giám Đốc Marketing sẽ biết rõ về lĩnh vực mà công ty của mình đang hoạt động và giúp công ty nâng cao vị thế sản phẩm, tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, chọn lựa các nhà phân phối…
Theo xu hướng hiện nay, thương hiệu của một sản phẩm có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trong điều kiện các Giám Đốc Marketing phải là người sáng tạo, quản lý, giám sát và bảo vệ nhãn hiệu.
Chính vì thế vai trò của các Giám Đốc Marketing rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vì họ vừa bảo vệ hình ảnh của thương hiệu hiện tại lại vừa có trách nhiệm về việc phát triển thương hiệu trong tương lai.
2. Xây dựng và khẳng định thương hiệu DN
Quản trị và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, đây là cam kết và trách nhiệm mà một Giám Đốc Marketing. Một thương hiệu mạnh sẽ góp phần lôi cuốn người tiêu dùng và làm tăng lòng trung thành của họ, và tạo dựng tài sản thương hiệu cho công ty.
Thương hiệu là cái chúng ta không thể sờ nó hay cảm thấy nó, nhưng bạn phải chắc rằng bạn có thể thấy nó trên bảng báo cáo tài chính. Đó là tài sản khổng lồ có thể gọi là “Sự tín nhiệm”, là sự cảm nhận của khách hàng về thương hiệu của công ty.
Chúng ta phải bảo vệ tài sản vô hình được gọi là “thương hiệu” với sự quan tâm thích đáng. Trong kinh doanh điều đó được gọi là đo lường tài sản thương hiệu, và quan trọng hơn là, lập kế hoạch để xây dựng nó thành tài sản. Thương hiệu của chúng ta đã và đang được đánh giá như một tài sản, nhưng ngày nay một thương hiệu cần có kế hoạch để xây dựng và phát triển nó như phát triển.
3 .Xây dựng quy trình quản trị marketing cho DN
Chúng ta đã có rất nhiều qui trình về sản xuất và và cung ứng dịch vụ, nhưng mỗi một bộ phận của hoạt động kinh doanh đều cần nắm vững yếu tố marketing. Hoạt động marketing cần một quy trình rõ ràng và có thể lặp lại. Không ai có thể vạch rõ từ đầu đến cuối các công việc marketing của một công ty, nhưng xây dựng qui trình marketing sẽ giúp doanh nghiệp đo lường được kết quả của hoạt động này.
4. Đánh giá hiệu quả marketing từ số tiền đầu tư cho hoạt động marketing
Một Giám Đốc Marketing giỏi thường xem trọng bản thân quá mức. Họ nghĩ rằng đường lối và cách làmcủa họ là đúng đắn nhất. Rõ ràng chúng ta không thể xây dựng chiến lược marketing hoàn toàn theo đường lối của 1 cá nhân.
Một qui trình tốt nhất là nối kết mọi hoạt động của công ty, và kinh nghiệm của mọi người đều được hỗ trợ và sử dụng. Đó là điều mà giám đốc marketing nào cũng mong muốn đạt được. Nhưng để đạt được điều đó họ cần đạt được sự ủng hộ và góp sức của các giám đốc cấp cao cũng như các chuyên gia điều hành trong mọi bộ phận của công ty.
Dành cho bạn: Mách bạn Ngành Quản trị kinh doanh (QTKD, Marketing,.) học những gì? Ra trường làm gì?
5. Xây dựng thước đo cho hoạt động DN
Công ty chúng ta có những hệ thống tiêu chí khắt khe về qui trình sản xuất và những hệ thống tương tự trong mỗi phân ban ngoại trừ marketing. Chúng ta cần có thước đo thực tế trong mỗi quyết định về marketing. Chúng ta cần đặt nó trên bàn và kiểm tra nó mỗi quí. Một trong những thước đo cần có là marketing ROI (Return On Investment: tỉ lệ hoàn vồn đầu tư). Thước đo này có thể gây phản cảm đối với nhiều nhà quản trị.
Người làm marketing không ưa gì mấy việc tiếp xúc với những qui tắc của ROI. Họ chỉ đơn giản đề nghị một khoản ngân sách marketing mà không muốn đề cập đến hiệu quả của chúng. Nếu hoạt động marketing cũng cung cấp những số liệu rõ ràng sẽ thuyết phục toàn bộ các bộ phận khác trong công ty.
Các tố chất của một Giám Đốc Marketing giỏi
Là Giám Đốc Marketing nên tất cả các hình thức marketing từ Marketing truyền thống đến Marketing trên Internet, các CMO đều phải nắm vững để có thể quản lý hiệu quả. Các giám đốc marketing là chất keo liên kết các nhóm giải pháp hỗ trợ công nghệ & sản phẩm lại với nhau và từ các giải pháp tổng thể đó tạo nên lợi thế chiến lược, hiệu quả đầu tư và vị thế cạnh tranh vượt trội. Bởi vậy các Giám Đốc Marketing phải có khả năng giao tiếp tốt và tính kiên trì.
CMO còn phải có khả năng xác lập những chương trình nghiên cứu khảo sát thi trường nhằm mang lại những kết quả cụ thể, tạo những sản phẩm mới hoàn thiện ở cấp độ “sản phẩm thương hiệu”, chứ không phải là sản phẩm ý tưởng hay kí năng về công nghệ. Chính vì thế, các kỹ năng về tư duy sáng tạo, tổng hợp và xử lý thông tin là những kỹ năng nhất thiết phải có.
Ngoài những tố chất căn bản để làm marketing, các CMO còn phải có khả năng quản lý chuyên nghiệp. Như vậy họ mới bao quát được các chiến lược marketing để từ đó phát triển thương hiệu của doanh nghiệp vươn ra thị trường tiếp cận khách hàng. Đây cũng là sự khác biệt lớn nhất giữa một giám đốc marketing và một nhân viên marketing.
Kiến thức kỹ năng và thái độ của Giám Đốc Marketing
Ngoài những kiến thức và kỹ năng chuyên môn, người Giám Đốc Marketing CMO còn cần phải có kiến thức khá rộng liên quan đến các chức năng khác nhau của công ty bao gồm cả kiến thức về các hoạt động bên trong tổ chức.
- Tài chính: Người Giám Đốc Marketing phải hiểu cơ cấu giá thành, chi phí, lợi nhuận của một sản phẩm để từ đó có thể hoạch định giá một cách đúng đắn. Có kiến thức tài chính cơ bản (đọc và hiểu báo cáo tài chính, kế hoạch ngân sách) cũng giúp cho giám đốc marketing biết làm thế nào để đạt được các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu, lãi gộp bên cạnh các mục tiêu thuần marketing như thị phần, thương hiệu…
- Nhân sự: Người Giám Đốc Marketing phải có những kiến thức hiểu biết cơ bản về quản trị nhân sự để có thể tổ chức, sắp xếp nhân sự, quản trị hiệu quả (performance management), và động viên nhân sự phòng marketing. Nhiều chuyên viên marketing giỏi khi được đề bạt lên phụ trách vị trí Giám Đốc Marketing đã thất bại vì thiếu kỹ năng này.
- Chuỗi cung cấp: NgườiGiám Đốc Marketing cần phải nắm một số kiến thức cơ bản về chuỗi cung cấp. Kiến thức này đặc biệt cần thiết khi hoạch định tung sản phẩm mới (ước lượng chi phí, thời gian hoàn thành, thời gian giao hàng, năng lực và tốc độ cung cấp sản phẩm…)
- Sản xuất: Nắm vững một số kiến thức cơ bản về sản xuất giúp người Giám Đốc Marketing hoạch định doanh thu bán hàng, các chương trình khuyến mại (năng lực sản xuất cao nhất, sản lượng đạt mức hòa vốn, sự khác biệt của sản phẩm, chi phí từng công đoạn SX) để có thể hoạch định hoạt động kinh doanh một cách tối ưu.
- R&D: Nắm sát năng lực R&D, Giám Đốc Marketing có thể định hướng phát triển sản phẩm, biết được yêu cầu nào của thị trường doanh nghiệp có thể đáp ứng, yêu cầu nào không có năng lực đáp ứng…
- Thiết kế bao bì: Có kiến thức về thiết kế bao bì, giúp Giám Đốc Marketing có thể chỉ đạo, phối hợp tốt với bộ phận thiết kế đưa ra những bao bì đẹp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Chiến lược: Nắm sát chiến lược công ty giúp Giám Đốc Marketing hoạch định được chiến lược marketing online và offline nhất quán với định hướng của doanh nghiệp.
- Kế hoạch: Có kiến thức về kế hoạch giúp Giám Đốc Marketing có thể tương tác hiệu quả với bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp, tránh được những vấn đề liên quan đến cung – cầu.
- Dịch vụ khách hàng: Nắm vững về hoạt động DVKH giúp Giám Đốc Marketing xây dựng và đo lường hiệu quả của chiến lược thương hiệu, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
- CNTT – Công Nghệ Thông Tin: Có kiến thức cập nhật về CNTT, tên miền đẹp, tên miền thương hiệu, chiến lược digital marketing giúp Giám Đốc Marketing có thể hoạch định các công cụ CNTT vào chiến lược marketing của doanh nghiêp bên cạnh các công cụ truyền thông truyền thống.
Kiến thức bên ngoài xã hội như các kiến thức về môi trường vĩ mô giúp giám đốc marketing hoạch định và điều chỉnh chiến lược marketing kịp thời và đúng đắn.
- Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, công nghệ và môi trường.
- Kiến thức ngành marketing và marketing online
- Kiến thức về văn hóa địa phương
- Kiến thức về thương mại quốc tế
- Nắm vững các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động Marketing, PR, quảng cáo và truyền thông
- Có kiến thức sâu về Marketing, đặc biệt là về xây dựng và phát triển thương hiêu, quản trị thương hiệu
- Tiếng Anh thành thạo, có khả năng thuyết trình, đào tạo và huấn luyện về chuyên môn, marketing chiến lược, marketing online
- Có óc sáng tạo, tư duy logic, tầm nhìn và khả năng hoạch định tốt.
Kỹ năng nổi trội của Giám Đốc Marketing
- Các kỹ năng marketing và kĩ năng mềm
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng trình bày, diễn thuyết
- Kỹ năng xây dựng quan hệ
- Kỹ năng thương lượng
- Kỹ năng tương tác và quan hệ cá nhân
- Kỹ năng quản trị thời gian
- Kỹ năng đánh giá kết quả và cải thiện
- Kỹ năng cân bằng công việc và cuộc sống
Khả năng của Giám Đốc Marketing
- Óc quan sát, tư duy sáng tạo, tư duy logic, tư duy chiến lược
- Nhạy cảm trong quan hệ cá nhân
- Nhạy cảm với cơ hội kinh doanh và những đổi thay trên thị trường.
- Có khả năng quản lý chuyên nghiệp
Thái độ của Giám Đốc Marketing
- Khiêm tốn, biết lắng nghe
- Có tinh thần của một doanh nhân chân chính
Thách thức và vinh quang của ngề Giám Đốc Marketing
Công việc marketing là một công việc rất thách thức nhưng cũng đầy vinh quang. Những người làm marketing thành công thường là những người rất yêu nghề, họ làm việc rất cật lực, làm việc quên mình vì đam mê và sáng tạo. Họ xem một nhãn hiệu mới, một sản phẩm mới như là một đứa con tinh thần của họ. Nhiều khi họ bị áp lực cao khi một chương trình, một chiến lược marketing bị trở ngại, lo lắng khi sản phẩm bán không chạy, căng thẳng khi đối thủ hoạt động marketing với nhiều thủ đoạn xấu.
Nghề Giám Đốc Marketing cũng là một nghề mà môi trường hoạt động thường phải tiếp xúc với nhiều cạm bẩy nguy hiểm. Họ cần có thái độ đúng đắn và đứng vững được trước những cám dỗ vật chất và các mối quan hệ mới. Để nghề Giám Đốc Marketing có thể đạt được những vinh quang trong sự nghiệp chính là phải có bản lĩnh, có lối sống lành mạnh và luôn chính trực.
Diệp Bùi * Nguồn: Chiến lược Marketing